Https timhieulichsu thaibinh gov vn Link tham gia Cuộc thi tìm hiểu lịch sử Đảng bộ, lịch sử tỉnh Thái Bình năm 2025 tuần 2?
- Https timhieulichsu thaibinh gov vn Link tham gia Cuộc thi tìm hiểu lịch sử Đảng bộ, lịch sử tỉnh Thái Bình năm 2025 tuần 2?
- Thời gian tổ chức cuộc thi tìm hiểu Lịch sử Đảng bộ, lịch sử tỉnh Thái Bình năm 2025 như thế nào?
- 08 hình thức phổ biến giáo dục pháp luật đối với học sinh các cấp hiện nay là gì?
Https timhieulichsu thaibinh gov vn Link tham gia Cuộc thi tìm hiểu lịch sử Đảng bộ, lịch sử tỉnh Thái Bình năm 2025 tuần 2?
Dưới đây là hướng dẫn đăng ký Https timhieulichsu thaibinh gov vn Link tham gia Tuần 2 cuộc thi tìm hiểu lịch sử Đảng bộ, lịch sử tỉnh Thái Bình năm 2025 chi tiết như sau:
Bước 1: Truy cập vào đường link sau để sang trang website chính thức của cuộc thi:
https://timhieulichsu.thaibinh.gov.vn/
Bước 2: Bấm mục "Vào thi" để tiến hành vào tham gia cuộc thi tìm hiểu lịch sử Đảng bộ, lịch sử tỉnh Thái Bình năm 2025 tuần 2
Thời gian tổ chức cuộc thi tìm hiểu Lịch sử Đảng bộ, lịch sử tỉnh Thái Bình năm 2025 như thế nào?
Căn cứ theo Kế hoạch Tổ chức cuộc thi trắc nghiệm trên internet tìm hiểu “Lịch sử Đảng bộ, lịch sử tỉnh Thái Bình” tổ chức lễ phát động cuộc thi với chủ đề “Tự hào, vững bước trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” ...Tải về thời gian tổ chức cuộc thi như sau:
Cuộc thi bao gồm 8 tuần thi, với 3 đợt thi:
- Đợt 1 (từ ngày 6/1 - 19/1),
- Đợt 2 (từ ngày 3/2 - 23/2),
- Đợt 3 (từ ngày 24/2 - 16/3)
Dưới đây là thời gian cụ thể các vòng thi:
Https timhieulichsu thaibinh gov vn Link tham gia cuộc thi tìm hiểu Lịch sử Đảng bộ, lịch sử tỉnh Thái Bình năm 2025 tuần 2? (Hình ảnh từ Internet)
08 hình thức phổ biến giáo dục pháp luật đối với học sinh các cấp hiện nay là gì?
Căn cư theo quy định tại Điều 11 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 thì 8 hình thức phổ biến giáo dục pháp luật đối với học sinh các cấp hiện nay gồm:
(1) Họp báo, thông cáo báo chí.
(2) Phổ biến pháp luật trực tiếp; tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật; cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật.
(3) Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, internet, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động; đăng tải trên Công báo; đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử; niêm yết tại trụ sở, bảng tin của cơ quan, tổ chức, khu dân cư.
(4) Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật.
(5) Thông qua công tác xét xử, xử lý vi phạm hành chính, hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hoạt động khác của các cơ quan trong bộ máy nhà nước; thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở.
(6) Lồng ghép trong hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt của tổ chức chính trị và các đoàn thể, câu lạc bộ, tủ sách pháp luật và các thiết chế văn hóa khác ở cơ sở.
(7) Thông qua chương trình giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân.
(8) Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật khác phù hợp với từng đối tượng cụ thể mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có thể áp dụng để bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đem lại hiệu quả.
Dưới đây là chi tiết về các hình thức:
(1) Họp báo, thông cáo báo chí về văn bản quy phạm pháp luật như sau: (Điều 12 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012)
- Văn phòng Chủ tịch nước chủ trì phối hợp với Văn phòng Quốc hội, cơ quan chủ trì soạn thảo tổ chức họp báo và ra thông cáo báo chí về luật, pháp lệnh, nghị quyết chứa đựng quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội sau khi Chủ tịch nước ký lệnh công bố.
- Hằng tháng, Bộ Tư pháp chủ trì phối hợp với Văn phòng Chính phủ và cơ quan chủ trì soạn thảo ra thông cáo báo chí về văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành.
- Nội dung của thông cáo báo chí nêu rõ sự cần thiết, mục đích ban hành và nội dung chủ yếu của văn bản quy phạm pháp luật.
(2) Đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử như sau: (Điều 13 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012)
- Các thông tin pháp luật sau đây phải được đăng tải trên trang thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
+ Văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực hoạt động của cơ quan, tổ chức;
+ Văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan ban hành hoặc do cơ quan, tổ chức phối hợp ban hành;
+ Các thủ tục hành chính liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp thuộc trách nhiệm của cơ quan, tổ chức;
+ Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được công bố để lấy ý kiến theo quy định của pháp luật.
- Ngoài ra còn khuyến khích các cơ quan, tổ chức đăng tải trên trang thông tin điện tử các thông tin khác về hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật, hỏi - đáp pháp luật cần thiết cho người dân.
(3) Phổ biến, giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng (Điều 14 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012)
Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, báo của các cơ quan bảo vệ pháp luật, báo và đài phát thanh, đài truyền hình cấp tỉnh xây dựng chương trình, chuyên trang, chuyên mục về pháp luật; đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật để phổ biến các quy định của pháp luật, tình hình thi hành pháp luật và các thông tin khác về pháp luật.
(4) Tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật, cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật (Điều 15 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012)
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân đang xem xét, giải quyết vụ việc của công dân có trách nhiệm giải thích, cung cấp các quy định của pháp luật có liên quan trực tiếp đến vụ việc đang giải quyết hoặc hướng dẫn tìm kiếm, tra cứu trên cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật khi công dân đó có yêu cầu.
- Nhà nước có chính sách khuyến khích tổ chức tư vấn pháp luật, các tổ chức dịch vụ pháp lý khác, cơ sở đào tạo và cơ sở nghiên cứu chuyên ngành luật thực hiện việc tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật, cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật miễn phí cho nhân dân.
(5) Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua công tác xét xử, xử lý vi phạm hành chính, hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo (Điều 16 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012)
- Tòa án nhân dân các cấp thông qua công tác xét xử tại trụ sở, lựa chọn các vụ án thích hợp có tính giáo dục cao để tổ chức xét xử lưu động nhằm phổ biến, giáo dục pháp luật cho người tham dự phiên tòa và nhân dân.
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua việc xử lý vi phạm hành chính, hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tổ chức đối thoại với người dân để kết hợp phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Trình bày suy nghĩ về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống? Học sinh lớp 7 phải viết được các thể loại văn nào?
- 3+ Trình bày suy nghĩ về vấn đề ai cũng có cái riêng của mình Ngữ văn lớp 6? Tiêu chuẩn phẩm chất nhà giáo của Giáo viên môn Ngữ văn lớp 6?
- 3+ Nghị luận xã hội 200 chữ về ý nghĩa của những việc tử tế trong cuộc sống? Yêu cầu cần đạt trong thực hành viết lớp 12?
- 5+ mẫu viết đoạn văn kể về không gian em định tới môn Ngữ văn lớp 7? Đánh giá học sinh lớp 7 nhằm mục đích gì?
- Viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ về sự cống hiến của thế hệ trẻ hiện nay? Thời gian làm bài kiểm tra học kì Môn Ngữ văn lớp 12 là bao nhiêu phút?
- Nghị luận về ý kiến Bạn khó có thể thành công nếu không có sự chuẩn bị tốt lớp 12? Học sinh lớp 12 phải viết được bài văn thế nào?
- Mẫu bài văn nghị luận về tầm quan trọng của động cơ học tập lớp 10? Đánh giá kết quả học tập cả năm học của học sinh lớp 10 theo các mức nào?
- Soạn bài tác giả Nguyễn Du cuộc đời và sự nghiệp lớp 11 ngắn nhất? Tác phẩm tiểu thuyết có thể lựa Ngữ Văn lớp 11?
- Đánh giá định kỳ học sinh tiểu học là gì? Học sinh tiểu học có những quyền về học tập như thế nào?
- Viết bài văn nghị luận về tình yêu tuổi học trò? Chuyên đề học tập thứ 2 của môn Ngữ văn lớp 12 là gì?