10:46 | 25/07/2024

Hợp đồng thỉnh giảng đối với giáo viên có phải hợp đồng lao động không?

Giáo viên thính giảng khi ký hợp đồng thỉnh giảng thì hợp đồng này có phải là hợp đồng lao động không?

Hợp đồng thỉnh giảng đối với giáo viên có phải hợp đồng lao động không?

Căn cứ Điều 7 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT quy định về chế độ thỉnh giảng trong cơ sở giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về hợp đồng thỉnh giảng như sau:

Hợp đồng thỉnh giảng
1. Đối với nhà giáo thỉnh giảng là cán bộ, công chức, viên chức
a) Hợp đồng thỉnh giảng là hợp đồng vụ, việc. Việc giao kết, thực hiện, sửa đổi, chấm dứt hợp đồng thỉnh giảng thực hiện theo các quy định tại Mục 7 Chương XVII Bộ luật Dân sự. Không thực hiện hợp đồng lao động đối với hoạt động thỉnh giảng của cán bộ, công chức, viên chức.
b) Trong hợp đồng thỉnh giảng phải có điều khoản nhà giáo thỉnh giảng cam kết bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ ở nơi mình công tác.
2. Đối với nhà giáo thỉnh giảng không phải là cán bộ, công chức, viên chức
a) Đối với các hoạt động nêu tại các điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 2 Quy định này, hợp đồng thỉnh giảng là hợp đồng lao động đã được quy định tại Bộ luật Lao động. Việc giao kết, thực hiện, chấm dứt hợp đồng thỉnh giảng, việc khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo thực hiện theo các quy định của pháp luật về lao động.
b) Đối với hoạt động thỉnh giảng nêu tại điểm đ khoản 1 Điều 2 Quy định này, hợp đồng thỉnh giảng là hợp đồng vụ, việc. Việc giao kết, thực hiện, sửa đổi, chấm dứt hợp đồng thỉnh giảng thực hiện theo các quy định tại Mục 7 Chương XVII Bộ luật Dân sự.

Như vậy, hợp đồng thỉnh giảng đối với giáo viên là cán bộ, công chức, viên chức không phải hợp đồng lao động mà là hợp đồng vụ, việc.

Còn đối với giáo viên thỉnh giảng không phải là cán bộ, công chức, viên chức hợp đồng thỉnh giảng là hợp đồng lao động trong các trường hợp quy định tại điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 2 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT gồm:

- Giảng dạy các môn học, học phần được quy định trong chương trình giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp và đại học;

- Giảng dạy các chuyên đề;

- Hướng dẫn, tham gia chấm, hội đồng chấm đồ án, khoá luận tốt nghiệp; hướng dẫn, tham gia hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;

- Hướng dẫn thí nghiệm, thực hành, thực tập theo các chương trình giáo dục.

Hợp đồng thỉnh giảng đối với giáo viên có phải hợp đồng lao động không?

Hợp đồng thỉnh giảng đối với giáo viên có phải hợp đồng lao động không? (Hình từ Internet)

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp không ký hợp đồng với giáo viên thỉnh giảng theo quy định thì bị xử phạt thế nào?

Căn cứ Điều 24 Nghị định 88/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về sử dụng nhà giáo, người dạy
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không ký hợp đồng với nhà giáo thỉnh giảng theo quy định;
b) Bố trí nhà giáo giảng dạy vượt quá định mức giờ giảng theo quy định.
2. Phạt tiền đối với hành vi sử dụng nhà giáo, người dạy không đủ điều kiện, tiêu chuẩn, trình độ để giảng dạy trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác hoặc không phù hợp với chuyên môn được đào tạo theo các mức phạt sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng người dạy các chương trình đào tạo thường xuyên theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 40 Luật Giáo dục nghề nghiệp;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng nhà giáo giảng dạy trình độ sơ cấp;
c) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng nhà giáo giảng dạy trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc bố trí, sử dụng nhà giáo đủ điều kiện, tiêu chuẩn, trình độ và đúng chuyên ngành được đào tạo đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

Và theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Hình thức xử phạt, mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần; trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; biện pháp đình chỉ hoạt động quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Giáo dục nghề nghiệp và các Nghị định trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
...
3. Mức phạt tiền trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
a) Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp đối với cá nhân là 75.000.000 đồng, đối với tổ chức là 150.000.000 đồng;
b) Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt đối với tổ chức, trừ quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 11, khoản 1 và khoản 2 Điều 16, các khoản 1, 2 và 3 Điều 21, điểm a khoản 3 Điều 22, khoản 1 Điều 23, khoản 1 Điều 27, điểm b khoản 1 Điều 30, khoản 1 Điều 34, khoản 1 Điều 35, khoản 1 Điều 36 của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân;
c) Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức;
d) Hộ kinh doanh, hộ gia đình có mở lớp đào tạo nghề vi phạm các quy định của Nghị định này bị áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân.
...

Như vậy, trường hợp cơ sở giáo dục nghề nghiệp không ký hợp đồng với giáo viên thỉnh giảng theo quy định thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp không ký hợp đồng với giáo viên thỉnh giảng là bao lâu?

Căn cứ khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:

Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
...

Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp không ký hợp đồng với giáo viên thỉnh giảng là 01 năm.

Hợp đồng thỉnh giảng
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Hợp đồng thỉnh giảng đối với giáo viên có phải hợp đồng lao động không?
Tác giả: Đỗ Văn Minh
Lượt xem: 359

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;