Hơn 20 ngày nữa học sinh sẽ chính thức tựu trường năm học 2024-2025?
Hơn 20 ngày nữa học sinh sẽ chính thức tựu trường năm học 2024-2025?
Sau khoảng thời gian nghỉ hè thì cũng gần đến ngày các bạn học sinh sẽ nô nức quay lại môi trường học tập.
Ngày 01/8/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định 2045/QĐ-BGDĐT về việc quy định Khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, trong đó có Lịch tựu trường và lịch khai giảng năm học 2024 – 2025.
Trong đó, Quyết định quy định cụ thể các mốc thời gian trong năm học mới 2024-2025 như sau:
Mốc [1] Lịch tựu trường sớm nhất trước 01 tuần so với ngày tổ chức khai giảng. Riêng đối với lớp 1, tựu trường sớm nhất trước 02 tuần so với ngày tổ chức khai giảng.
Đối với lễ khai giảng của các cấp học sẽ được tổ chức vào ngày 05/9/2024.
Như vậy, ngày khai giảng năm học 2024 - 2025 là ngày 05/9/2024
Mốc [2] Kết thúc học kỳ I trước ngày 18/01/2025, hoàn thành chương trình và kết thúc năm học trước ngày 31/5/2025.
Mốc [3] Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở trước ngày 30/6/2025.
Mốc [4] Hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp trước ngày 31/7/2025.
Mốc [5] Thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 dự kiến diễn ra trong ngày 26 và ngày 27 tháng 6 năm 2025.
Mốc [6] Các kỳ thi cấp quốc gia khác được tổ chức theo quy định và hướng dẫn của Bộ GDĐT.
Hơn 20 ngày nữa học sinh sẽ chính thức tựu trường năm học 2024-2025? (Hình từ Internet)
Học sinh đầu cấp tiểu học đi học trở lại thì cần phải chấp hành những nhiệm vụ gì?
Căn cứ tại Điều 34 Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT, quy định về nhiệm vụ của học sinh tiểu học điều này đồng nghĩa rằng khi các em học sinh đầu cấp tiểu học đi học lại thì phải tuân thủ nghiêm túc những nhiệm vụ như sau:
- Học tập, rèn luyện theo kế hoạch giáo dục, nội quy của nhà trường; có ý thức tự giác học tập, rèn luyện để phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực theo mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
- Thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập; biết cách tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viên; chủ động, tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống; rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.
- Hiếu thảo với cha mẹ, ông bà; kính trọng, lễ phép với thầy giáo, cô giáo và người lớn tuổi; đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè, em nhỏ, người già, người khuyết tật và người có hoàn cảnh khó khăn.
- Chấp hành nội quy, bảo vệ tài sản nhà trường và nơi công cộng; chấp hành trật tự an toàn giao thông; giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường.
- Góp phần vào các hoạt động xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, địa phương.
*Khuyến khích: Phụ huynh cũng phải chia sẽ và có trách nhiệm hướng dẫn chỉ bảo con em thực hiện đúng những nhiệm vụ của trẻ khi tham gia môi trường học tập.
Học sinh đầu cấp tiểu học sẽ mặc đồng phục hay tự may đồ?
Vào đầu năm học mới, dù theo quy định, các trường không bắt buộc phụ huynh, học sinh phải mua đồng phục mới, chỉ cần các em mặc sạch sẽ, gọn gàng. Tuy nhiên, trên thực tế, hầu như phụ huynh nào cũng phải mua đồng phục cho con trước mỗi năm học.
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 26/2009/TT-BGDĐT có quy định về nguyên tắc mặc đồng phục như sau:
Nguyên tắc mặc đồng phục, lễ phục
1. Nguyên tắc mặc đồng phục
a) Bảo đảm tính thẩm mỹ, phù hợp với giới tính, lứa tuổi của học sinh, sinh viên và bản sắc văn hóa của dân tộc, đặc điểm của từng địa phương, đồng thời đảm bảo tính ổn định, thể hiện truyền thống của nhà trường.
b) Phù hợp với điều kiện thời tiết, thuận tiện cho việc học tập, sinh hoạt ở trường và tham gia các hoạt động khác.
c) Bảo đảm tiết kiệm, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của từng địa phương, từng trường.
2. Nguyên tắc mặc lễ phục
a) Bảo đảm tính thống nhất trong từng trường hoặc từng ngành đào tạo.
b) Đảm bảo tính thẩm mỹ, tính giáo dục trong các buổi lễ trao bằng tốt nghiệp.
c) Đảm bảo phân biệt người tốt nghiệp các trình độ được đào tạo: trung cấp, đại học.
d) Đảm bảo tính khoa học, thể hiện nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam.
3. Trường hợp được các tổ chức, cá nhân trong hoặc ngoài nước tài trợ kinh phí thì đồng phục, lễ phục phải đảm bảo quy định tại văn bản này, không được lạm dụng việc tài trợ để quảng cáo.
4. Khuyến khích học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số sử dụng trang phục dân tộc mình trong ngày lễ, ngày tết, ngày hội và trong những ngày nhà trường không quy định mặc đồng phục.
Như vậy, đối chiếu quy định thì phụ huynh có con em là học sinh đầu cấp tiểu học ( từ lớp 1 đến lớp 5) thường sẽ tự chuẩn bị đồng phục là quần tây áo sơ mi trắng hoặc một số yêu cầu về trang phục riêng biệt tùy theo quy định của từng trường. Đồng thời phải đảm bảo được nguyên tắc mặc đồng phục đã quy định trên.
- Vật liệu polime là gì? Vật liệu polime được học trong chương trình lớp mấy?
- Top bàn luận về việc học sinh đi học muộn? Ngữ liệu trong Ngữ văn lớp 9 phải đảm bảo tiêu chí nào?
- Chỉ thị toàn dân kháng chiến ra đời khi nào? Học sinh lớp 9 được xem là cấp mấy?
- Top 05 mẫu viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người mà em yêu quý ngắn gọn, cảm xúc môn Tiếng Việt lớp 3?
- Tác động của trật tự thế giới hai cực Ianta đối với Việt Nam là gì? Trật tự thế giới được học trong môn Lịch sử lớp 12 đúng không?
- Mẫu đoạn văn kể lại Sự tích cây thì là bằng lời văn của em mới nhất 2024? Mục đích đánh giá học sinh lớp 5 là gì?
- Phân tích nhân vật mẹ Lê trong Nhà mẹ Lê? Quyền và nghĩa vụ của học sinh lớp 10 là gì?
- Top 3 mẫu bài nghị luận xã hội nổi bật về sự kiên trì là chìa khóa thành công? Chương trình môn Ngữ văn lớp 7 có yêu cần đạt gì về Viết?
- Mẫu viết bài văn kể lại truyện Tấm Cám ngắn gọn? Học sinh lớp 6 phải viết được bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích?
- Top mẫu văn tả đồ chơi mà em yêu thích nhất lớp 5? Nội dung đánh giá học sinh lớp 5 hiện nay là gì?