Hội đồng trường của trường phổ thông tư thục là gì? Cơ cấu tổ chức trường phổ thông tư thục như thế nào?

Khái niệm Hội đồng trường ở các trường phổ thông tư thục là gì? Cơ cấu tổ chức trường phổ thông tư thục như thế nào?

Hội đồng trường của trường phổ thông tư thục là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Quy chế tổ ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BGDĐT có quy định về Hội đồng trường của trường phổ thông tư thục là tổ chức quản trị nhà trường, thực hiện quyền đại diện cho nhà đầu tư và các bên có lợi ích liên quan, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quyết định của nhà đầu tư.

Cơ cấu tổ chức trường phổ thông tư thục như thế nào?

Căn cứ theo Điều 6 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BGDĐT có quy định về cơ cấu tổ chức trường phổ thông tư thục bao gồm:

- Hội đồng trường;

- Ban kiểm soát;

- Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng;

- Hội đồng thi đua khen thưởng;

- Hội đồng kỷ luật;

- Hội đồng tư vấn;

- Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam;

- Tổ chức Công đoàn;

- Tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

- Tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh;

- Các tổ chuyên môn; tổ văn phòng;

- Lớp học;

- Tổ phục vụ hoạt động giáo dục đặc thù của trường chuyên biệt và hoạt động cần thiết khác theo yêu cầu nhiệm vụ của trường phổ thông tư thục.

Hội đồng trường của trường phổ thông tư thục là gì?

Hội đồng trường của trường phổ thông tư thục là gì? (Hình ảnh từ Internet)

Thủ tục thành lập hội đồng trường của trường phổ thông tư thục ra sao?

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BGDĐT có quy định về thủ tục thành lập hội đồng trường của trường phổ thông tư thục như sau:

- Căn cứ vào thành phần của hội đồng trường quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 40/2021/TT-BGDĐT, hội nghị nhà đầu tư hoặc chủ sở hữu quyết định số lượng thành viên hội đồng trường; cử hoặc bầu đại diện nhà đầu tư, thành viên trong và ngoài trường; bầu chủ tịch hội đồng trường; làm tờ trình đề nghị cấp có thẩm quyền quy định tại điểm b khoản 3 Điều 7 Thông tư 40/2021/TT-BGDĐT ra quyết định công nhận hội đồng trường và chủ tịch hội đồng trường.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định công nhận hội đồng trường và chủ tịch hội đồng trường đối với trường tiểu học, trường trung học cơ sở và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học cơ sở; Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định công nhận hội đồng trường và chủ tịch hội đồng trường đối với trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học phổ thông. Thư kí hội đồng trường do chủ tịch hội đồng trường chỉ định.

Hội đồng trường, chủ tịch hội đồng trường của trường phổ thông tư thục do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư do cấp có thẩm quyền cho phép thành lập trường quyết định công nhận.

- Hằng năm, nếu có sự thay đổi về nhân sự, hội nghị nhà đầu tư hoặc chủ sở hữu làm tờ trình đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định công nhận bổ sung, kiện toàn hội đồng trường.

- Trường phổ thông tư thục đã có hội đồng quản trị có trách nhiệm thực hiện việc chuyển đổi hội đồng quản trị sang hội đồng trường theo quy định tại khoản này trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày Thông tư 40/2021/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành.

Ban kiểm soát trường đại học tư thục được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 8 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BGDĐT có quy định về thủ tục thành lập hội đồng trường của trường phổ thông tư thục như sau:

- Ban kiểm soát của trường phổ thông tư thục do hội nghị nhà đầu tư hoặc chủ sở hữu bầu. Ban kiểm soát có trưởng ban và các thành viên. Số lượng thành viên ban kiểm soát từ 03 đến 05 người, trong đó có đại diện nhà đầu tư, đại diện giáo viên, nhân viên, đại diện cha mẹ học sinh. Ban kiểm soát phải có ít nhất 01 thành viên có chuyên môn nghiệp vụ kế toán.

- Thành viên ban kiểm soát không được đồng thời là thành viên hội đồng trường, hiệu trưởng, kế toán trưởng; không phải là cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con của thành viên hội đồng trường, hiệu trưởng, kế toán trưởng của trường.

- Nhiệm kỳ của ban kiểm soát theo nhiệm kỳ của hội đồng trường.

- Ban kiểm soát có quyền và nhiệm vụ sau đây:

+ Kiểm tra, giám sát các hoạt động của nhà trường, của hội đồng trường, lãnh đạo và các tổ chức trong trường.

+ Kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính và thực hiện chế độ tài chính công khai của trường.

+ Định kỳ thông báo với hội đồng trường về kết quả hoạt động của mình và nội dung các báo cáo, kết luận, kiến nghị của ban kiểm soát trước khi chính thức thông qua hội nghị nhà đầu tư hoặc chủ sở hữu.

+ Báo cáo hội nghị nhà đầu tư hoặc chủ sở hữu về kết quả kiểm tra, giám sát các hoạt động của nhà trường tại các kỳ họp của hội nghị nhà đầu tư hoặc chủ sở hữu.

+ Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo quy chế tổ chức và hoạt động của trường.

Trường phổ thông
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Hội đồng trường của trường phổ thông tư thục là gì? Cơ cấu tổ chức trường phổ thông tư thục như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú có phải đóng học phí không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường phổ thông dân tộc bán trú là trường gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường phổ thông dân tộc nội trú tuyển sinh theo phương thức như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường phổ thông dân tộc nội trú có chương trình giáo dục như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường phổ thông năng khiếu thể dục thể thao là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường phổ thông năng khiếu thể thao có phải là trường chuyên biệt hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thư viện trường phổ thông có nhiều cấp học cần có tiêu chuẩn thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là gì?
Tác giả: Ngô Trung Hiếu
Lượt xem: 169

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;