Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa có nhiệm vụ gì?
Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa có nhiệm vụ gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa, tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng Quốc gia thẩm định sách giáo khoa được ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT (viết tắt là Quy định ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT), Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa có nhiệm vụ bao gồm:
- Thẩm định sách giáo khoa của một môn học, hoạt động giáo dục của các lớp trong một cấp học theo từng khoản quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7 và Điều 8 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT;
- Đề nghị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, cho phép sử dụng sách giáo khoa.
Ngoài ra, Hội đồng và các thành viên Hội đồng chịu trách nhiệm về nội dung và chất lượng thẩm định.
Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa có nhiệm vụ gì? (Hình từ Internet)
Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa làm việc theo nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 15 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT, nguyên tắc làm việc của Hội đồng bao gồm:
- Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, khách quan, trung thực.
- Cuộc họp của Hội đồng được coi là hợp lệ khi có ít nhất 2/3 (hai phần ba) tổng số thành viên Hội đồng tham gia, trong đó có Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Thư ký; các thành viên vắng mặt gửi bản nhận xét, đánh giá bản mẫu sách giáo khoa bằng văn bản đựng trong phong bì được niêm phong cho đơn vị tổ chức thẩm định trước thời điểm tổ chức cuộc họp.
Trong các cuộc họp của Hội đồng phải có đại diện đơn vị tổ chức thẩm định.
- Nội dung mỗi cuộc họp của Hội đồng phải được ghi biên bản có chữ ký của các thành viên Hội đồng dự họp và đại diện đơn vị tổ chức thẩm định.
- Trong quá trình thẩm định, Hội đồng có thể đề xuất với đơn vị tổ chức thẩm định để xin ý kiến chuyên môn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan nếu cần thiết.
Trách nhiệm và quyền hạn của Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký và ủy viên là thành viên của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa?
Trách nhiệm và quyền hạn của Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký và ủy viên là thành viên của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa được quy định tại Điều 14 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT như sau:
* Trách nhiệm và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng
- Chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về hoạt động của Hội đồng;
- Chịu trách nhiệm liên hệ công tác với đơn vị tổ chức thẩm định theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT;
- Lập và thực hiện kế hoạch làm việc của Hội đồng theo tiến độ quy định; phân công nhiệm vụ cho các thành viên Hội đồng;
- Điều hành các cuộc họp của Hội đồng; chủ trì thông qua biên bản làm việc sau mỗi phiên họp của Hội đồng;
- Báo cáo và phối hợp với đơn vị tổ chức thẩm định để xử lý các trường hợp phát sinh tình huống bất thường trong quá trình thẩm định;
- Kiến nghị bổ sung, thay đổi thành viên của Hội đồng (nếu cần);
- Ủy quyền cho Phó Chủ tịch Hội đồng một số công việc cụ thể. Nội dung ủy quyền được thể hiện bằng văn bản và được lưu trong hồ sơ làm việc của Hội đồng;
- Thực hiện trách nhiệm và quyền hạn khác theo quy định tại khoản 4 Điều 14 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT.
* Trách nhiệm và quyền hạn của Phó Chủ tịch Hội đồng
- Chịu trách nhiệm về các công việc do Chủ tịch Hội đồng phân công hoặc ủy quyền;
- Giúp Chủ tịch Hội đồng chuẩn bị nội dung, chương trình làm việc và tổ chức các phiên họp của Hội đồng;
- Thực hiện trách nhiệm và quyền hạn khác theo quy định tại khoản 4 Điều 14 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT.
* Trách nhiệm và quyền hạn của Thư ký Hội đồng
- Giúp Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng chuẩn bị tài liệu làm việc của các phiên họp Hội đồng;
- Lập biên bản, báo cáo tổng hợp các ý kiến, kiến nghị trong các phiên họp của Hội đồng; chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, trung thực về nội dung biên bản các cuộc họp của Hội đồng;
- Sau khi Hội đồng có báo cáo kết luận, tập hợp và chuyển toàn bộ hồ sơ liên quan cho đơn vị tổ chức thẩm định;
- Thực hiện trách nhiệm và quyền hạn của Ủy viên Hội đồng theo quy định tại khoản 4 Điều 14 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT.
* Trách nhiệm và quyền hạn của Ủy viên Hội đồng:
- Thực hiện nhiệm vụ thẩm định sách giáo khoa quy định tại Điều 16 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT và các nhiệm vụ khác theo phân công của Chủ tịch Hội đồng;
- Tham gia đầy đủ các cuộc họp của Hội đồng; trường hợp không tham gia cuộc họp của Hội đồng thì phải xin phép Chủ tịch Hội đồng bằng văn bản;
- Chịu trách nhiệm cá nhân về các ý kiến nhận xét, đánh giá trong quá trình thẩm định sách giáo khoa;
- Được quyền yêu cầu cung cấp đầy đủ các tài liệu liên quan để phục vụ công tác thẩm định; bảo lưu các ý kiến cá nhân; gửi các ý kiến cá nhân cho đơn vị tổ chức thẩm định bằng văn bản.
- Công thức tính hình trụ là gì? Công thức tính hình trụ được học ở chương trình lớp mấy?
- 3+ Tả cảnh quê hương em những ngày đầu xuân năm mới? Nội dung văn bản văn học của ngữ liệu môn Tiếng Việt lớp 4 ra sao?
- Top 3+ dàn ý tả mẹ lớp 5? Sách giáo khoa học sinh tiểu học do ai quyết định lựa chọn?
- 20+ câu chúc tết hay cho khách hàng đối tác ý nghĩa?
- 8+ viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật lớp 4? Mục tiêu của chương trình môn Tiếng Việt lớp 4 ra sao?
- 12+ mở bài nghị luận xã hội về tuổi trẻ hay và ngắn gọn? Quyền của học sinh lớp 12 tại trường học ra sao?
- 8+ viết 3-5 câu kể lại việc em và các bạn chăm sóc cây lớp 2? Trách nhiệm của học sinh đối với môi trường như thế nào?
- Top 50+ mẫu lời chúc Tết 2025 dành cho mọi đối tượng? Sau khi nghỉ Tết phải hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp trước ngày bao nhiêu?
- 3+ đoạn văn về tinh thần lạc quan? Học sinh lớp 12 có những nhiệm vụ gì khi tham gia môi trường giáo dục?
- Nội dung họp phụ huynh cuối học kì 1 THCS? Đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh THCS là gì?