Học thạc sĩ có yêu cầu đạt trình độ ngoại ngữ bậc 3 trên khung năng lực ngoại ngữ bậc 6 trong khung năng lực ngoại ngữ không?

Trình độ ngoại ngữ bậc 3 trên khung bậc 6 trong khung năng lực ngoại ngữ có phải là điều kiện để học thạc sĩ không?

Học thạc sĩ có yêu cầu đạt trình độ ngoại ngữ bậc 3 trên khung năng lực ngoại ngữ bậc 6 trong khung năng lực ngoại ngữ không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành kèm theo Thông tư 23/2021/TT-BGDĐT có quy định về trình độ ngoại ngữ như sau:

Đối tượng và điều kiện dự tuyển
1. Yêu cầu đối với người dự tuyển:
a) Đã tốt nghiệp hoặc đã đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành phù hợp; đối với chương trình định hướng nghiên cứu yêu cầu hạng tốt nghiệp từ khá trở lên hoặc có công bố khoa học liên quan đến lĩnh vực sẽ học tập, nghiên cứu;
b) Có năng lực ngoại ngữ từ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
c) Đáp ứng các yêu cầu khác của chuẩn chương trình đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và theo quy định của chương trình đào tạo.
2. Ngành phù hợp được nêu tại khoản 1 Điều này và tại các điều khác của Quy chế này là ngành đào tạo ở trình độ đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) trang bị cho người học nền tảng chuyên môn cần thiết để học tiếp chương trình đào tạo thạc sĩ của ngành tương ứng, được quy định cụ thể trong chuẩn đầu vào của chương trình đào tạo thạc sĩ; cơ sở đào tạo quy định những trường hợp phải hoàn thành yêu cầu học bổ sung trước khi dự tuyển. Đối với các ngành quản trị và quản lý, đào tạo theo chương trình thạc sĩ định hướng ứng dụng, ngành phù hợp ở trình độ đại học bao gồm những ngành liên quan trực tiếp tới chuyên môn, nghề nghiệp của lĩnh vực quản trị, quản lý.
...

Như vậy, thông qua quy định trên thì điều kiện để học thạc sĩ là phải có năng lực ngoại ngữ từ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Học thạc sĩ có yêu cầu đạt trình độ ngoại ngữ bậc 3 trên khung năng lực ngoại ngữ bậc 6 trong khung năng lực ngoại ngữ không? (Hình từ Internet)

Chương trình đào tạo thạc sĩ được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 2 Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành kèm theo Thông tư 23/2021/TT-BGDĐT có quy định về chương trình đào tạo thạc sĩ như sau:

- Chương trình đào tạo thạc sĩ do cơ sở đào tạo xây dựng, thẩm định và ban hành theo định hướng nghiên cứu hoặc định hướng ứng dụng, đáp ứng yêu cầu của Khung trình độ quốc gia Việt Nam và quy định về chuẩn chương trình đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Chương trình đào tạo được thực hiện để cấp bằng thạc sĩ theo quy định của Quy chế này; không cấp thêm một văn bằng giáo dục đại học khác.

- Chương trình đào tạo áp dụng chung đối với các hình thức, phương thức tổ chức đào tạo và đối tượng người học khác nhau.

- Chương trình đào tạo phải quy định:

+ Danh mục ngành phù hợp đối với người học đã tốt nghiệp trình độ đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên);

+ Những ngoại ngữ được chấp nhận trong chuẩn đầu vào và chuẩn đầu ra; yêu cầu ngoại ngữ đầu vào và ngoại ngữ đầu ra đối với mỗi người học phải cùng một ngôn ngữ.

- Chương trình đào tạo phải bao gồm những nội dung bắt buộc theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Chương trình đào tạo được dạy và học bằng tiếng nước ngoài phải tuân thủ các quy định do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

- Những thay đổi, điều chỉnh liên quan đến chương trình đào tạo được thực hiện theo quy định hiện hành và công bố cho học viên trước khi áp dụng.

Học phí, chi phí của dịch vụ giáo dục, đào tạo được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 99 Luật Giáo dục 2019 có quy định cụ thể như sau:

- Học phí là khoản tiền người học phải nộp để chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí của dịch vụ giáo dục, đào tạo. Mức học phí được xác định theo lộ trình bảo đảm chi phí dịch vụ giáo dục, đào tạo do Chính phủ quy định; đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014Luật Giáo dục đại học 2012.

- Chi phí của dịch vụ giáo dục, đào tạo gồm toàn bộ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý, chi phí khấu hao tài sản cố định phục vụ trực tiếp và gián tiếp hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục.

- Mức thu dịch vụ tuyển sinh mà người dự tuyển phải nộp khi tham gia xét tuyển, thi tuyển được xác định theo lộ trình tính đúng, tính đủ.

- Học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục công lập không phải đóng học phí; ở địa bàn không đủ trường công lập, học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục tư thục được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí, mức hỗ trợ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.

- Trẻ em mầm non 05 tuổi ở thôn, xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng bãi ngang ven biển, hải đảo được miễn học phí.

- Trẻ em mầm non 05 tuổi không thuộc đối tượng quy định tại khoản 4 Điều này và học sinh trung học cơ sở được miễn học phí theo lộ trình do Chính phủ quy định.

- Cơ chế thu và quản lý học phí, các khoản thu dịch vụ trong hoạt động giáo dục được quy định như sau:

+ Chính phủ quy định cơ chế thu và quản lý học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học công lập;

+ Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định khung học phí hoặc mức học phí cụ thể, các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của nhà trường đối với cơ sở giáo dục công lập theo thẩm quyền quản lý nhà nước về giáo dục trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cơ chế thu và sử dụng mức thu dịch vụ tuyển sinh các cấp học do địa phương quản lý sau khi được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua;

d) Cơ sở giáo dục dân lập, cơ sở giáo dục tư thục được quyền chủ động xây dựng mức thu học phí và các dịch vụ khác bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy hợp lý. Thực hiện công khai chi phí của dịch vụ giáo dục, đào tạo và mức thu theo cam kết trong đề án thành lập trường, công khai cho từng khóa học, cấp học, năm học theo quy định của pháp luật.

Thạc sĩ
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Học thạc sĩ có yêu cầu đạt trình độ ngoại ngữ bậc 3 trên khung năng lực ngoại ngữ bậc 6 trong khung năng lực ngoại ngữ không?
Hỏi đáp Pháp luật
Học viên thạc sĩ nhờ người khác thi hộ thì có buộc thôi học không?
Hỏi đáp Pháp luật
Sử dụng bằng tốt nghiệp đại học giả để học thạc sĩ thì bị xử lý kỷ luật như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Muốn học lên thạc sĩ thì chuẩn đầu vào cần có điều kiện gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Học thạc sĩ trái ngành được không? Tiêu chuẩn người hướng dẫn luận văn thạc sĩ?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định chuẩn đầu ra ngoại ngữ trong đào tạo trình độ thạc sĩ của Bộ Giáo dục và Đào tạo?
Hỏi đáp Pháp luật
Đào tạo trình độ thạc sĩ hệ vừa học vừa làm được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về chuyển đổi tín chỉ trong đào tạo trình độ thạc sĩ?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảo vệ luận văn thạc sĩ rớt có được làm lại không?
Hỏi đáp Pháp luật
Chứng chỉ Cambridge là gì? Học thạc sĩ cần chứng chỉ Cambridge ít nhất bao nhiêu điểm?
Tác giả: Võ Phi
Lượt xem: 276

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;