Học sinh trường giáo dưỡng có thi học sinh giỏi được không?

Học sinh trường giáo dưỡng khi đi học thì đồ dùng học tập lấy kinh phí từ đâu đồng thời thì học sinh trường giáo dưỡng có thi học sinh giỏi được không?

Học sinh trường giáo dưỡng có thi học sinh giỏi được không?

Trước hết theo Điều 91 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng như sau:

Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
1. Đưa vào trường giáo dưỡng là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại Điều 92 của Luật này nhằm mục đích giúp họ học văn hóa, học nghề, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý, giáo dục của nhà trường.
2. Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng từ 06 tháng đến 24 tháng.

Bên cạnh đó, căn cứ vào Điều 147 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh và tổ chức thi đối với học sinh trường giáo dưỡng như sau:

Kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh và tổ chức thi
1. Trường giáo dưỡng có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh và tổ chức thi học kỳ, kết thúc năm học, chuyển cấp, thi tuyển chọn học sinh giỏi hoặc hình thức thi khác.
2. Sổ điểm, học bạ, hồ sơ và các biểu mẫu liên quan đến việc học tập của học sinh phải theo mẫu thống nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Chứng chỉ học văn hóa, học nghề do trường giáo dưỡng cấp cho học sinh có giá trị như chứng chỉ của cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp.

Theo đó, trường giáo dưỡng có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh và tổ chức thi học kỳ, kết thúc năm học, chuyển cấp, thi tuyển chọn học sinh giỏi hoặc hình thức thi khác.

Như vậy, có thể thấy rằng học sinh trường giáo dưỡng vẫn được tổ chức cho thi học sinh giỏi.

Học sinh trường giáo dưỡng có thi học sinh giỏi được không?

Học sinh trường giáo dưỡng có thi học sinh giỏi được không? (Hình từ Internet)

Học sinh trường giáo dưỡng khi đi học thì đồ dùng học tập lấy kinh phí từ đâu?

Căn cứ theo Điều 146 Luật Thi hành án hình sự 2019 có quy định về chế độ học văn hóa, giáo dục hướng nghiệp, học nghề, lao động như sau:

Chế độ học văn hóa, giáo dục hướng nghiệp, học nghề, lao động
1. Học sinh ở trường giáo dưỡng được học văn hóa, giáo dục hướng nghiệp, học nghề theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Đối với học sinh chưa đạt trình độ phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở thì việc học văn hóa là bắt buộc. Đối với học sinh khác thì tùy khả năng, điều kiện thực tế mà tổ chức cho họ học tập phù hợp.
2. Ngoài giờ học tập, học sinh phải tham gia lao động do trường tổ chức. Trường giáo dưỡng có trách nhiệm sắp xếp công việc phù hợp với lứa tuổi và sức khỏe của học sinh để bảo đảm sự phát triển bình thường về thể chất; không bố trí những công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại.
Thời gian lao động của học sinh không được nhiều hơn thời gian học tập. Thời gian học tập và lao động không quá 07 giờ trong 01 ngày và không quá 35 giờ trong 01 tuần.
Kết quả lao động của học sinh được sử dụng phục vụ sinh hoạt, học tập và bổ sung vào quỹ hòa nhập cộng đồng, quỹ khen thưởng của học sinh.
3. Học sinh được nghỉ ngày thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ, tết theo quy định của pháp luật.
4. Kinh phí mua sách vở, đồ dùng học tập cho học sinh do ngân sách nhà nước cấp.

Như vậy, đối chiếu quy định có thể thấy rằng học sinh trường giáo dưỡng khi đi học thì đồ dùng học tập thì kinh phí do ngân sách nhà nước cấp.

Những học sinh cá biệt trong trường giáo dưỡng bị xử lý như thế nào?

Căn cứ vào Điều 155 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về khen thưởng, xử lý vi phạm đối với học sinh trường giáo dưỡng như sau:

Khen thưởng, xử lý vi phạm đối với học sinh
1. Học sinh chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, nội quy của trường giáo dưỡng, có kết quả học tập đạt từ loại khá trở lên hoặc lập công thì được Hiệu trưởng quyết định khen thưởng bằng một hoặc một số hình thức sau đây:
a) Biểu dương, tặng giấy khen, tặng quà;
b) Cho đi tham quan do trường giáo dưỡng tổ chức.
2. Học sinh vi phạm kỷ luật học tập, lao động hoặc có hành vi khác vi phạm nội quy của trường giáo dưỡng, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà Hiệu trưởng quyết định xử lý bằng một trong các hình thức sau đây:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Giáo dục cá biệt tại phòng riêng không quá 05 ngày;
Học sinh bị giáo dục cá biệt phải làm bản kiểm điểm và tự kiểm điểm trước tổ hoặc lớp.
3. Quyết định khen thưởng hoặc xử lý vi phạm được lưu vào hồ sơ học sinh.

Như vậy, học sinh trường giáo dưỡng vi phạm kỷ luật học tập, lao động hoặc có hành vi khác vi phạm nội quy của trường giáo dưỡng, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà Hiệu trưởng quyết định xử lý kỷ luật.

- Học sinh bị kỷ luật bằng một trong các hình thức sau đây:

+ Khiển trách;

+ Cảnh cáo;

+ Giáo dục cá biệt tại phòng riêng không quá 05 ngày;

- Học sinh bị giáo dục cá biệt phải làm bản kiểm điểm và tự kiểm điểm trước tổ hoặc lớp.

- Quyết định xử lý vi phạm được lưu vào hồ sơ học sinh.

Học sinh giỏi
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Học sinh giỏi lớp 9 cấp tỉnh có được tuyển thẳng vào lớp 10 công lập?
Hỏi đáp Pháp luật
Đoạt Huy chương Vàng trong kỳ thi kỹ năng nghề thế giới được tặng huân chương gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách 219 học sinh nhận học bổng Nguyễn Đức Cảnh lần thứ 22 năm học 2024 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Thí sinh đoạt giải khuyến khích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia có được xét tuyển thẳng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Học sinh trường giáo dưỡng có thi học sinh giỏi được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách xét học sinh giỏi THPT áp dụng từ năm học 2024 - 2025?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 222
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;