Học sinh trung học cơ sở cần đặt những yêu cầu gì về năng lực chung?

Yêu cầu cần đạt về năng lực chung đối với học sinh trung học cơ sở ra sao?

Năng lực chung của học sinh trung học cơ sở gồm những gì?

Căn cứ theo quy định tại Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có nêu rõ 5 phẩm chất và 10 năng lực cốt lõi của học sinh, trong đó, năng lực chung của học sinh trung học cơ sở gồm:

- Năng lực tự chủ và tự học

- Năng lực giao tiếp và hợp tác

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

Học sinh trung học cơ sở cần đặt những yêu cầu gì về năng lực chung?

Căn cứ theo Mục 9 Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, cụ thể yêu cầu cần đạt về năng lực chung của học sinh trung học cơ sở như sau:

Năng lực

Cấp trung học cơ sở

Năng lực tự chủ và tự học


Tự lực

Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống; không đồng tình với những hành vi sống dựa dẫm, ỷ lại.

Tự khẳng định và bảo vệ quyền, nhu cầu chính đáng

Hiểu biết về quyền, nhu cầu cá nhân; biết phân biệt quyền, nhu cầu chính đáng và không chính đáng.

Tự điều chỉnh tình cảm, thái độ, hành vi của mình

- Nhận biết tình cảm, cảm xúc của bản thân và hiểu được ảnh hưởng của tình cảm, cảm xúc đến hành vi.

- Biết làm chủ tình cảm, cảm xúc để có hành vi phù hợp trong học tập và đời sống; không đua đòi ăn diện lãng phí, nghịch ngợm, càn quấy; không cổ vũ hoặc làm những việc xấu.

- Biết thực hiện kiên trì kế hoạch học tập, lao động.

Thích ứng với cuộc sống

- Vận dụng được một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học hoặc kinh nghiệm đã có để giải quyết vấn đề trong những tình huống mới.

- Bình tĩnh trước những thay đổi bất ngờ của hoàn cảnh; kiên trì vượt qua khó khăn để hoàn thành công việc cần thiết đã định.

Định hướng nghề nghiệp

- Nhận thức được sở thích, khả năng của bản thân.

- Hiểu được vai trò của các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội.

- Nắm được một số thông tin chính về các ngành nghề ở địa phương, ngành nghề thuộc các lĩnh vực sản xuất chủ yếu; lựa chọn được hướng phát triển phù hợp sau trung học cơ sở.

Tự học, tự hoàn thiện

- Tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện.

- Biết lập và thực hiện kế hoạch học tập; lựa chọn được các nguồn tài liệu học tập phù hợp; lưu giữ thông tin có chọn lọc bằng ghi tóm tắt, bằng bản đồ khái niệm, bảng, các từ khoá; ghi chú bài giảng của giáo viên theo các ý chính.

- Nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân khi được giáo viên, bạn bè góp ý; chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ của người khác khi gặp khó khăn trong học tập.

- Biết rèn luyện, khắc phục những

hạn chế của bản thân hướng tới các giá trị xã hội.

Năng lực giao tiếp và hợp tác


Xác định mục đích, nội dung, phương tiện và thái độ giao tiếp

- Biết đặt ra mục đích giao tiếp và hiểu được vai trò quan trọng của việc đặt mục tiêu trước khi giao tiếp.

- Hiểu được nội dung và phương thức giao tiếp cần phù hợp với mục đích giao tiếp và biết vận dụng để giao tiếp hiệu quả.

- Tiếp nhận được các văn bản về những vấn đề đơn giản của đời sống, khoa học, nghệ thuật, có sử dụng ngôn ngữ kết hợp với biểu đồ, số liệu, công thức, kí hiệu, hình ảnh.

- Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với biểu đồ, số liệu, công thức, kí hiệu, hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề đơn giản về đời sống, khoa học, nghệ thuật.

- Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp; nhận biết được ngữ cảnh giao tiếp và đặc điểm, thái độ của đối tượng giao tiếp.

Thiết lập, phát triển các quan hệ xã hội; điều chỉnh và hoá giải các mâu thuẫn

- Biết cách thiết lập, duy trì và phát triển các mối quan hệ với các thành viên của cộng đồng (họ hàng, bạn bè, hàng xóm,...).

- Nhận biết được mâu thuẫn giữa bản thân với người khác hoặc giữa những người khác với nhau; có thiện chí dàn xếp và biết cách dàn xếp mâu thuẫn.

Xác định mục đích và phương thức hợp tác

Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ; biết xác định được những công việc có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm.

Xác định trách nhiệm và hoạt động của bản thân

Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm; đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp với bản thân.

Xác định nhu cầu và khả năng của người hợp tác

Đánh giá được nguyện vọng, khả năng của từng thành viên trong nhóm để đề xuất phương án tổ chức hoạt động hợp tác.

Tổ chức và thuyết phục người khác

Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.

Đánh giá hoạt động hợp tác

Nhận xét được ưu điểm, thiếu sót của bản thân, của từng thành viên trong nhóm và của cả nhóm trong công việc.

Hội nhập quốc tế

- Có hiểu biết cơ bản về quan hệ giữa Việt Nam với một số nước trên thế giới và về một số tổ chức quốc tế có quan hệ thường xuyên với Việt Nam.

- Biết tích cực tham gia một số hoạt động hội nhập quốc tế phù hợp với bản thân và đặc điểm của nhà trường, địa phương.

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo


Nhận ra ý tưởng mới

Biết xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới; biết phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau.

Phát hiện và làm rõ vấn đề

Phân tích được tình huống trong học tập; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập.

Hình thành và triển khai ý tưởng mới

Phát hiện yếu tố mới, tích cực trong những ý kiến của người khác; hình thành ý tưởng dựa trên các nguồn thông tin đã cho; đề xuất giải pháp cải tiến hay thay thế các giải pháp không còn phù hợp; so sánh và bình luận được về các giải pháp đề xuất.

Đề xuất, lựa chọn giải pháp

Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề; đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề.

Thiết kế và tổ chức hoạt động

- Lập được kế hoạch hoạt động với mục tiêu, nội dung, hình thức hoạt động phù hợp.

- Biết phân công nhiệm vụ phù hợp cho các thành viên tham gia hoạt động.

- Đánh giá được sự phù hợp hay không phù hợp của kế hoạch, giải pháp và việc thực hiện kế hoạch, giải pháp.

Tư duy độc lập

Biết đặt các câu hỏi khác nhau về một sự vật, hiện tượng, vấn đề; biết chú ý lắng nghe và tiếp nhận thông tin, ý tưởng với sự cân nhắc, chọn lọc; biết quan tâm tới các chứng cứ khi nhìn nhận, đánh giá sự vật, hiện tượng; biết đánh giá vấn đề, tình huống dưới những góc nhìn khác nhau.

Học sinh trung học cơ sở cần đặt những yêu cầu gì về năng lực chung?

Học sinh trung học cơ sở cần đặt những yêu cầu gì về năng lực chung? (Hình từ Internet)

Hiện nay có bao nhiêu mức đánh giá kết quả học tập học sinh trung học cơ sở?

Căn cứ khoản 2 Điều 9 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định 04 mức đánh giá kết quả học tập của học sinh trung học cơ sở như sau:

Đánh giá theo kết quả học tập trong từng học kì, cả năm học

Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số, ĐTBmhk được sử dụng để đánh giá kết quả học tập của học sinh trong từng học kì, ĐTBmcn được sử dụng để đánh giá kết quả học tập của học sinh trong cả năm học.

Kết quả học tập của học sinh trong từng học kì và cả năm học được đánh giá theo 01 (một) trong 04 (bốn) mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt.

(1) Mức Tốt:

- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt.

- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 6,5 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 06 môn học có ĐTBmhk, ĐTBmcn đạt từ 8,0 điểm trở lên.

(2) Mức Khá:

- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt.

- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 5,0 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 06 môn học có ĐTBmhk, ĐTBmcn đạt từ 6,5 điểm trở lên.

(3) Mức Đạt:

- Có nhiều nhất 01 (một) môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Chưa đạt.

- Có ít nhất 06 (sáu) môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 5,0 điểm trở lên; không có môn học nào có ĐTBmhk, ĐTBmcn dưới 3,5 điểm.

(4) Mức Chưa đạt: Các trường hợp còn lại.

Ngoài ra, nếu mức đánh giá kết quả học tập của học kì, cả năm học bị thấp xuống từ 02 (hai) mức trở lên so với mức đánh giá quy định tại (1) và (2) chỉ do kết quả đánh giá của duy nhất 01 (một) môn học thì mức đánh giá kết quả học tập của học kì đó, cả năm học đó được điều chỉnh lên mức liền kề.

Đánh giá học sinh
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Cách tải và cài đặt phầm mềm analysis data moodle quản lý dạy học ở tiểu học?
Hỏi đáp Pháp luật
Thay thế cách xếp loại học sinh bằng 04 mức Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt theo từng học kì, cả năm học?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024 có còn xếp loại học lực học sinh trung học giỏi, trung bình, yếu, kém?
Hỏi đáp Pháp luật
Thông tư nào quy định đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh lớp 12?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu nhận xét học sinh lớp 7 giữa kì 1 theo Thông tư 22 ngắn gọn? Trách nhiệm của giáo viên môn học trong đánh giá học sinh lớp 7 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu nhận xét học sinh trung học cơ sở giữa kì 1 theo Thông tư 22 mới nhất? Căn cứ đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh trung học cơ sở?
Học sinh tiểu học đạt chín điểm có được đánh giá là hoàn thành xuất sắc trong năm học hay không?
Học sinh tiểu học đạt chín điểm có được đánh giá là hoàn thành xuất sắc trong năm học hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Học sinh THCS nghỉ học nhiều buổi mục đích để đi thiện nguyện thì có được lên lớp?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu nhận xét học sinh tiểu học giữa kì 1 theo Thông tư 27?
Hỏi đáp Pháp luật
Trong 1 học kì học sinh sẽ kiểm tra giữa kì mấy lần?

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;