Học sinh TPHCM dự kiến được nghỉ Tết Âm lịch 2025 9 ngày đúng không?
Học sinh TPHCM dự kiến được nghỉ Tết Âm lịch 2025 9 ngày đúng không?
Tại Kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 3089/QĐ-UBND năm 2024 quy định như sau:
- Ngày nghỉ lễ được quy định bởi Bộ luật Lao động 2019 nếu trùng vào ngày nghỉ cuối tuần thì được nghỉ bù vào ngày làm việc kế tiếp. Hiệu trưởng các trường chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp cho đơn vị mình đúng qui định.
- Dự kiến ngày thi tốt nghiệp THPT năm 2025: dự kiến diễn ra vào ngày 26 và 27/6/2025
- Lịch nghỉ tết Âm lịch dự kiến bắt đầu từ ngày 25/01/2025 (26 tháng Chạp Âm lịch) đến hết ngày 02/02/2025 (Mùng 5 tháng Giêng Âm lịch).
Theo đó, lịch nghỉ Tết âm lịch 2025 của học sinh TPHCM có thể bắt đầu từ 26 tháng Chạp Âm lịch (ngày 25/01/2025) đến hết Mùng 5 tháng Giêng Âm lịch (ngày 02/02/2025).
Lịch nghỉ Tết âm lịch 2025 Học sinh TPHCM dự kiến kéo dài 9 ngày.
Học sinh TPHCM dự kiến được nghỉ Tết Âm lịch 2025 9 ngày đúng không? (Hình từ Internet)
Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 học sinh TPHCM thế nào?
Tại Kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 3089/QĐ-UBND năm 2024 quy định khung kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 học sinh TPHCM như sau:
- Lịch tựu trường của học sinh các cấp là vào thứ Hai ngày 26/8/2024. Riêng học sinh lớp 1 tựu trường vào ngày 19/8/2024.
- Các trường sẽ đồng loạt khai giảng năm học mới vào ngày 05/9/2024 và đảm bảo 18 tuần thực học ở học kỳ I và 17 tuần thực học ở học kỳ .
- Ngày kết thúc năm học của học sinh trước 31/5/2024.
- Xét hoàn thành chương trình Tiểu học, xét tốt nghiệp THCS trước ngày 30/6/2025.
- Hoàn thành tuyển sinh vào lớp 1, lớp 6, lớp 10 năm học 2025-2026 trước ngày 31/7/2025.
Một số khoản thu đầu năm học của nhà trường năm học 2024-2025?
Một số khoản thu của nhà trường đầu năm học đối với học sinh năm học 2024-2025 bao gồm như sau:
(1) Học phí: Thực hiện theo quy định tại Nghị định 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 81/2021/NĐ-CP thì học phí là khoản tiền mà người học phải nộp để chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí của dịch vụ giáo dục, đào tạo.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức thu học phí cụ thể nhưng không vượt mức trần quy định.
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh sẽ quy định mức học phí cụ thể hàng năm phù hợp với thực tế của mỗi địa phương theo quy định tại Điều 9 Nghị định 81/2021/NĐ-CP.
(2) Bảo hiểm y tế:
Căn cứ Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức đóng bảo hiểm y tế của học sinh bằng 4,5% nhân mức lương cơ sở nhân với số tháng tham gia tương ứng thời hạn sử dụng của thẻ Bảo hiểm y tế (mức lương cơ sở hiện tại là 2.340.000 đồng).
Căn cứ Điều 8 Nghị định 146/2018/NĐ-CP học sinh là đối tượng được hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng bảo hiểm y tế.
Theo đó, số tiền BHYT phải đóng hằng năm = 4.5% x 2.340.000 x 12 x nhiều nhất 70%
Như vậy, số tiền đóng bảo hiểm y tế của học sinh các cấp trong 1 năm (12 tháng) nhiều nhất là 884.520 đồng.
(3) Quần áo đồng phục, quần áo thể dục thể thao, phù hiệu:
Áp dụng điều 9 Thông tư 26/2009/TT-BGDĐT, kinh phí cho việc may, mua, thuê, mượn đồng phục và lễ phục lấy từ nguồn kinh phí chi thường xuyên của nhà trường, đóng góp của học sinh hoặc các nguồn thu hợp pháp khác và phải được công khai thu chi.
Theo đó, tiền quần áo đồng phục, quần áo thể dục thể thao, phù hiệu cũng thuộc khoản tiền nhà trường có thể thu vào đầu năm học. Mức thu sẽ căn cứ theo quy định của mỗi trường.
(4) Các khoản thu khác
Riêng các khoản thu theo thỏa thuận giữa nhà trường và phụ huynh học sinh ở từng địa phương hoặc thu theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân từng tỉnh/thành sẽ được áp dụng tùy từng địa phương, đơn vị như:
- Tiền ăn, chăm sóc bán trú, trang thiết bị phục vụ bán trú;
- Học 2 buổi/ngày;
- Quỹ lớp;
- Học phẩm cho trẻ mầm non;
- Nước uống học sinh;
- Dạy thêm học thêm trong nhà trường…
(5) Viện trợ (TỰ NGUYỆN)
Căn cứ theo quy định tại Điều 2, Điều 3 Thông tư 16/2018/TT-BGDĐT, cơ sở giáo dục được vận động, tiếp nhận các khoản tài trợ để thực hiện các nội dung sau:
- Trang bị thiết bị, đồ dùng phục vụ dạy và học; thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học; cải tạo, sửa chữa, xây dựng các hạng mục công trình phục vụ hoạt động giáo dục tại cơ sở giáo dục;
- Hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học trong cơ sở giáo dục.
Việc vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản tài trợ phải được công bố, niêm yết công khai tại cơ sở giáo dục được nhận tài trợ và tuân thủ đúng quy định của pháp luật hiện hành.
- 3+ Kể một chuyến về thăm quê dịp Tết Nguyên Đán 2025? Đánh giá kết quả học tập của học sinh lớp 6 mức khá thì điểm trung bình môn là bao nhiêu?
- Thuyết minh về một lễ hội truyền thống ở quê hương em? Học sinh lớp 7 có được phép sử dụng máy tính laptop trong khi học không?
- Bảng lương giáo viên tiểu học 2025 theo Nghị quyết 159 như thế nào?
- Top 3+ tả cây bóng mát lớp 4? Mục tiêu của chương trình môn Tiếng Việt lớp 4 là gì?
- Top 8 mẫu Phân tích một yếu tố phá cách trong Bảo kính cảnh giới 150 từ? Kiến thức tiếng Việt môn Ngữ văn lớp 10 có gì?
- Khai bút đầu năm là gì? Khai bút đầu năm 2025 nên viết gì? Năm học 2024 2025 đánh giá, nhận xét học sinh theo Thông tư nào?
- Mùng 1 tết cha, mùng 2 tết mẹ, mùng 3 tết thầy nghĩa là gì?
- Danh sách thí sinh vào Vòng bán kết Bảng B Cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh?
- Chính thức: Kết quả vào Vòng bán kết Bảng A Cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh?
- Công thức tính hình trụ là gì? Công thức tính hình trụ được học ở chương trình lớp mấy?