Học sinh THCS tốt nghiệp có được mặc lễ phục không?
Học sinh THCS tốt nghiệp có được mặc lễ phục không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 26/2009/TT-BGDĐT có quy định về đồng phục dành cho học sinh như sau:
Đồng phục, lễ phục
...
2. Lễ phục là trang phục được sử dụng cho học sinh, sinh viên của một trường (hoặc một ngành) mặc trong buổi lễ nhận bằng tốt nghiệp của các cơ sở giáo dục đại học, trung cấp chuyên nghiệp, tạo sự trang trọng, nâng cao tinh thần trách nhiệm, danh dự, lòng tự hào của người học, tôn vinh nghề nghiệp, thể hiện nét đẹp văn hoá của dân tộc Việt Nam.
Lễ phục bao gồm: áo, mũ và biểu trưng (logo) của trường (nếu có).
Bên cạnh đó, tại Điều 5 Thông tư 26/2009/TT-BGDĐT cũng đã quy định chi tiết về tiêu chuẩn của lễ phục sẽ đảm bảo như sau:
Tiêu chuẩn lễ phục
1. áo: áo khoác ngoài nhẹ, rộng, dài quá đầu gối, chất liệu vải thoáng, mát, trang trí lịch sự, trang trọng thích hợp cho dùng cả mùa hè và mùa đông, thể hiện tính hiện đại và nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam.
2. Mũ: màu của mũ phù hợp với màu của áo, đảm bảo tính thẩm mỹ, trang trọng.
3. Biểu trưng (logo) của trường được gắn ở ngực áo bên trái.
4. Khi nhà trường chưa quy định được lễ phục riêng, có thể sử dụng: bộ comple màu sẫm, áo sơ mi, cravat đối với nam; bộ comple hoặc bộ áo dài truyền thống đối với nữ.
Theo đó, lễ phục là trang phục được sử dụng cho học sinh, sinh viên của một trường (hoặc một ngành) mặc trong buổi lễ nhận bằng tốt nghiệp của các cơ sở giáo dục đại học, trung cấp chuyên nghiệp.
Như vậy, học sinh THCS khi tốt nghiệp sẽ không phải mặc lễ phục. Tuy nhiên, tùy vào quy định của mỗi trường sẽ quyết định học sinh THCS khi tốt nghiệp có mặc lễ phục không.
Học sinh THCS tốt nghiệp sẽ mặc đồng phục hay lễ phục? (Hình từ Internet)
Học sinh THCS tốt nghiệp mặc lễ phục thì phải đảm bảo nguyên tắc gì?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 26/2009/TT-BGDĐT, thì học sinh mặc đồng phục hay học sinh mặc lễ phục thì phải đảm bảo nguyên tắc sau đây:
* Nguyên tắc mặc đồng phục
- Bảo đảm tính thẩm mỹ, phù hợp với giới tính, lứa tuổi của học sinh, sinh viên và bản sắc văn hóa của dân tộc, đặc điểm của từng địa phương, đồng thời đảm bảo tính ổn định, thể hiện truyền thống của nhà trường.
- Phù hợp với điều kiện thời tiết, thuận tiện cho việc học tập, sinh hoạt ở trường và tham gia các hoạt động khác.
- Bảo đảm tiết kiệm, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của từng địa phương, từng trường.
* Nguyên tắc mặc lễ phục
- Bảo đảm tính thống nhất trong từng trường hoặc từng ngành đào tạo.
- Đảm bảo tính thẩm mỹ, tính giáo dục trong các buổi lễ trao bằng tốt nghiệp.
- Đảm bảo phân biệt người tốt nghiệp các trình độ được đào tạo: trung cấp, đại học.
- Đảm bảo tính khoa học, thể hiện nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam.
* Trường hợp được các tổ chức, cá nhân trong hoặc ngoài nước tài trợ kinh phí thì đồng phục, lễ phục phải đảm bảo quy định tại văn bản này, không được lạm dụng việc tài trợ để quảng cáo.
* Khuyến khích học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số sử dụng trang phục dân tộc mình trong ngày lễ, ngày tết, ngày hội và trong những ngày nhà trường không quy định mặc đồng phục.
Như vậy, học sinh THCS tốt nghiệp mặc lễ phục thì phải đảm bảo được các nguyên tắc nói trên.
Tiêu chuẩn chung về đồng phục học sinh THCS như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 26/2009/TT-BGDĐT có quy định về đồng phục dành cho học sinh như sau:
Đồng phục, lễ phục
1. Đồng phục là trang phục được sử dụng cho toàn bộ học sinh, sinh viên của một trường mặc khi đến trường nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm, danh dự, lòng tự hào với truyền thống của nhà trường, thể hiện sự bình đẳng giữa các học sinh, sinh viên góp phần xây dựng môi trường học tập, nếp sống văn hoá.
Đồng phục bao gồm: Quần đồng màu, áo đồng màu (áo sơ mi, áo khoác hoặc áo dài), phù hiệu, giày hoặc dép.
...
Như vậy, đối chiếu quy định trên thì đồng phục học sinh THCS là trang phục được sử dụng cho toàn bộ học sinh, sinh viên của một trường mặc khi đến trường.
Bên cạnh đó, việc đồng bộ tất bằng đồng phục học sinh THCS cho các em như vậy để nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm, danh dự, lòng tự hào với truyền thống của nhà trường, thể hiện sự bình đẳng giữa các học sinh, sinh viên góp phần xây dựng môi trường học tập, nếp sống văn hóa.
Đồng phục sẽ bao gồm: Quần đồng màu, áo đồng màu (áo sơ mi, áo khoác hoặc áo dài), phù hiệu, giày hoặc dép.
Trách nhiệm của trường THCS về đồng phục như thế nào?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 26/2009/TT-BGDĐT, thì trách nhiệm của cơ sở giáo dục phổ thông như sau:
- Tùy theo khí hậu, thời tiết các vùng, miền, căn cứ vào điều kiện của nhà trường, được cha mẹ học sinh đồng thuận về chủ trương, Hiệu trưởng quyết định việc mặc đồng phục và quy định kiểu dáng, màu sắc, số ngày mặc đồng phục trong tuần.
- Trường hợp cần có sự thay đổi kiểu dáng, màu sắc đồng phục phải được sự đồng ý của Hội đồng trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh.
- Phụ huynh học sinh hoặc Ban đại diện cha mẹ học sinh tổ chức việc may hoặc mua đồng phục theo đúng quy định của Thông tư này và các quy định khác của nhà trường.
- Tiêu chuẩn cơ sở vật chất của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thế nào?
- Điều kiện thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam là gì?
- Vật liệu polime là gì? Vật liệu polime được học trong chương trình lớp mấy?
- Top bàn luận về việc học sinh đi học muộn? Ngữ liệu trong Ngữ văn lớp 9 phải đảm bảo tiêu chí nào?
- Chỉ thị toàn dân kháng chiến ra đời khi nào? Học sinh lớp 9 được xem là cấp mấy?
- Top 05 mẫu viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người mà em yêu quý ngắn gọn, cảm xúc môn Tiếng Việt lớp 3?
- Tác động của trật tự thế giới hai cực Ianta đối với Việt Nam là gì? Trật tự thế giới được học trong môn Lịch sử lớp 12 đúng không?
- Mẫu đoạn văn kể lại Sự tích cây thì là bằng lời văn của em mới nhất 2024? Mục đích đánh giá học sinh lớp 5 là gì?
- Phân tích nhân vật mẹ Lê trong Nhà mẹ Lê? Quyền và nghĩa vụ của học sinh lớp 10 là gì?
- Top 3 mẫu bài nghị luận xã hội nổi bật về sự kiên trì là chìa khóa thành công? Chương trình môn Ngữ văn lớp 7 có yêu cần đạt gì về Viết?