Học sinh đóng bảo hiểm y tế gia đình có phải đóng bảo hiểm y tế ở trường không?

Đã tham gia bảo hiểm y tế gia đình thì học sinh có phải đóng bảo hiểm y tế ở trường không?

Học sinh đóng bảo hiểm y tế gia đình có phải đóng bảo hiểm y tế ở trường không?

Theo tiểu mục 1 Mục 1 Hướng dẫn liên tịch 6687/HDLS/BHXH-GDĐT năm 2024 có hướng dẫn về đối tượng tham gia, phương thức đóng BHYT như sau:

ĐỐI TƯỢNG THAM GIA, MỨC ĐÓNG, PHƯƠNG THỨC ĐÓNG BHYT
1. Đối tượng tham gia
Học sinh, sinh viên đang theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trừ những em đã tham gia BHYT theo các nhóm đối tượng khác theo quy định của Luật BHYT và những HSSV là người nước ngoài không được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam.
Lưu ý: Đối với HSSV đã tham gia BHYT hộ gia đình thì phải chuyển sang tham gia BHYT HSSV tại sơ sở giáo dục để được trích kinh phí CSSKBĐ.
2. Mức đóng BHYT HSSV
Số tiền đóng BHYT HSSV=Mức lương cơ sở (MLSC)*4.5%*70%*số tháng tham gia
Trong đó:
+ MLCS từ ngày 01/07/2024 là 2.340.000đồng
+ Số tháng tham gia: 3,6,9,12 tháng
Số tiền đóng BHYT HSSV cụ thể như sau:

Số tháng tham gia

Tổng số tiền đóng BHYT

HSSV đóng 70%

Ngân sách nhà nước hỗ trợ 30%

3 tháng

351.900

221.130

94.770

6 tháng

631.800

442.260

189.540

9 tháng

947.700

663.390

284.310

12 tháng

1.263.600

884.520

379.080

...

Như vậy, học sinh đã tham gia hiểm y tế gia đình thì phải chuyển sang tham gia bảo hiểm y tế ở trường để được trích kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu.

Học sinh đóng bảo hiểm y tế gia đình có phải đóng bảo hiểm y tế ở trường không?

Học sinh đóng bảo hiểm y tế gia đình có phải đóng bảo hiểm y tế ở trường không? (Hình từ Internet)

Bảo hiểm y tế học sinh đóng theo phương thức nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 9 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, phương thức đóng Bảo hiểm y tế học sinh được quy định như sau:

- Định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng, học sinh hoặc cha, mẹ, người giám hộ của học sinh có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế phần thuộc trách nhiệm đóng theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 146/2018/NĐ-CP cho cơ quan bảo hiểm xã hội;

- Ngân sách nhà nước hỗ trợ như sau:

+ Học sinh đang theo học tại cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc bộ, cơ quan trung ương thì do ngân sách trung ương hỗ trợ.

Định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng, Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh tổng hợp số thẻ bảo hiểm y tế đã phát hành, số tiền thu của học sinh và số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng theo Mẫu số 1 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP, gửi Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổng hợp, gửi Bộ Tài chính để chuyển kinh phí vào quỹ bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 9 Điều 9 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.

- Học sinh đang theo học tại cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác thì ngân sách địa phương, bao gồm cả phần ngân sách trung ương hỗ trợ (nếu có), nơi cơ sở giáo dục đó đặt trụ sở hỗ trợ, không phân biệt hộ khẩu thường trú của học sinh.

Định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng, cơ quan bảo hiểm xã hội tổng hợp số thẻ bảo hiểm y tế đã phát hành, số tiền thu của học sinh và số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng theo Mẫu số 1 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP, gửi cơ quan tài chính để chuyển kinh phí vào quỹ bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 9 Điều 9 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.

Các trường hợp học sinh không được hưởng bảo hiểm y tế?

Căn cứ tại Điều 23 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 thì các trường hợp học sinh không được hưởng bảo hiểm y tế gồm:

- Chi phí trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Bảo hiểm y tế 2008 đã được ngân sách nhà nước chi trả.

- Điều dưỡng, an dưỡng tại cơ sở điều dưỡng, an dưỡng.

- Khám sức khỏe.

- Xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị.

- Sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, nạo hút thai, phá thai, trừ trường hợp phải đình chỉ thai nghén do nguyên nhân bệnh lý của thai nhi hay của sản phụ.

- Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ.

- Điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ của mắt.

- Sử dụng vật tư y tế thay thế bao gồm chân tay giả, mắt giả, răng giả, kính mắt, máy trợ thính, phương tiện trợ giúp vận động trong khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng.

- Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng trong trường hợp thảm họa.

- Khám bệnh, chữa bệnh nghiện ma túy, nghiện rượu hoặc chất gây nghiện khác.

- Giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần.

- Tham gia thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu khoa học.

Bảo hiểm y tế
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Thẻ bảo hiểm y tế học sinh lớp 12 được hiểu như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Sinh viên khi mua bảo hiểm y tế ở quê nhưng đi khám bệnh ở nơi khác có được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Học sinh đóng bảo hiểm y tế gia đình có phải đóng bảo hiểm y tế ở trường không?
Hỏi đáp Pháp luật
TP HCM hướng dẫn thực hiện chế độ bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên năm học 2024 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảo hiểm y tế học sinh lớp 1 đầu năm sẽ tính từ ngày nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức đóng bảo hiểm y tế học sinh lớp 1 2024 bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Học sinh đóng Bảo hiểm y tế theo phương thức nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn thẻ bảo hiểm y tế học sinh lớp 1 bắt đầu khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Học sinh khám sức khỏe đi học bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm học 2024 2025 học sinh người dân tộc thiểu số được hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế bao nhiêu?
Tác giả: Mạc Duy Văn
Lượt xem: 235

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;