Học sinh có được tham gia bầu cử không? Học sinh được học về bầu cử ở lớp mấy?

Khi đến kỳ bầu cử thì học sinh có thể tham gia bầu cử không? Học sinh được học về bầu cử ở lớp mấy?

Học sinh có quyền bầu cử không?

Căn cứ vào Điều 27 Hiến pháp 2013 có quy định:

Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định.

Ngoài ra, căn cứ tại Điều 2 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 cũng quy định:

Tuổi bầu cử và tuổi ứng cử
Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của Luật này.

Như vậy: căn cứ theo các quy định trên thì học sinh có quyền bầu cử tuy nhiên trong trường hợp phải đủ mười tám tuổi trở lên thì học sinh mới được tham gia bầu cử.

Học sinh có quyền được bầu cử không?

Học sinh tham gia bầu cử được không? (Hình ảnh từ Internet)

Cấp học và độ tuổi của học sinh trong giáo dục phổ thông được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 28 Luật Giáo dục 2019 có quy định về cấp học và độ tuổi của học sinh trong giáo dục như sau:

- Các cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông được quy định như sau:

+ Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm;

+ Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm;

+ Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười là 15 tuổi và được tính theo năm.

- Trường hợp học sinh được học vượt lớp, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định bao gồm:

+ Học sinh học vượt lớp trong trường hợp phát triển sớm về trí tuệ;

+ Học sinh học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định trong trường hợp học sinh học lưu ban, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh là người khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh thuộc hộ nghèo, học sinh ở nước ngoài về nước và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

- Giáo dục phổ thông được chia thành giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Giai đoạn giáo dục cơ bản gồm cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở; giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp là cấp trung học phổ thông. Học sinh trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp được học khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông.

Học sinh được học về bầu cử ở lớp mấy?

Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục 5 Chương trình giáo dục phổ thông môn Giáo dục công dân lớp ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về nội dung của chương trình môn Giáo dục công dân lớp 11 như sau:

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

Cạnh tranh, cung, cầu trong kinh tế thị trường

- Cạnh tranh

+ Nêu được khái niệm cạnh tranh.

+ Giải thích được nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh

+ Phân tích được vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế.

+ Phê phán những biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh.

- Cung, cầu và mối quan hệ cung - cầu.

+ Nêu được khái niệm cung và các nhân tố ảnh hưởng đến cung.

+ Nêu được khái niệm cầu và các nhân tố ảnh hưởng đến cầu.

+ Phân tích được mối quan hệ và vai trò của quan hệ cung - cầu trong nền kinh tế.

+ Phân tích được quan hệ cung - cầu trong hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể.

Lạm phát, thất nghiệp

- Nêu được các khái niệm: lạm phát, thất nghiệp.

- Liệt kê được các loại hình lạm phát và thất nghiệp.

- Giải thích được nguyên nhân dẫn đến lạm phát, thất nghiệp.

- Mô tả được hậu quả của lạm phát, thất nghiệp đối với nền kinh tế và xã hội.

- Nêu được vai trò của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát, thất nghiệp.

- Ủng hộ những hành vi chấp hành và phê phán những hành vi vi phạm chủ trương, chính sách của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát, thất nghiệp.

Thị trường lao động, việc làm

- Nêu được các khái niệm: lao động, việc làm, thị trường lao động, thị trường việc làm.

- Chỉ ra được mối quan hệ giữa thị trường lao động và thị trường việc làm.

- Nhận ra được xu hướng tuyển dụng lao động của thị trường.

- Xác định được trách nhiệm hoàn thiện bản thân để tham gia thị trường lao động và lựa chọn được nghề nghiệp, việc làm phù hợp.

Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh

- Nêu được thế nào là ý tưởng kinh doanh và cơ hội kinh doanh.

- Giải thích được tầm quan trọng của việc xây dựng ý tưởng kinh doanh và xác định, đánh giá các cơ hội kinh doanh.

- Nhận biết được tại sao cần có ý tưởng kinh doanh; các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh.

- Chỉ ra được các năng lực cần thiết của người kinh doanh.

- Xây dựng được ý tưởng kinh doanh dưới dạng bài tập thực hành; phân tích được ý tưởng kinh doanh và năng lực kinh doanh của bản thân.

Đạo đức kinh doanh

- Nêu được quan niệm, vai trò của đạo đức kinh doanh.

- Chỉ ra được các biểu hiện của đạo đức kinh doanh.

- Biết tìm tòi, học hỏi phẩm chất đạo đức của nhà kinh doanh.

- Vận động người thân trong gia đình thực hiện đạo đức kinh doanh.

- Phê phán được những biểu hiện vi phạm đạo đức kinh doanh.

Văn hoá tiêu dùng

- Nêu được vai trò của tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế.

- Nêu được khái niệm và vai trò của văn hoá tiêu dùng.

- Mô tả được một số đặc điểm trong văn hoá tiêu dùng Việt Nam và các biện pháp xây dựng văn hoá tiêu dùng.

- Thực hiện được các hành vi tiêu dùng có văn hoá.

- Phê phán những biểu hiện không có văn hoá trong tiêu dùng; tuyên truyền, vận động bạn bè, người thân làm người tiêu dùng có văn hoá.

Quyền bình đẳng của công dân

- Nêu được các quy định cơ bản của pháp luật về:

+ Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật (bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí).

+ Bình đẳng giới trong các lĩnh vực.

+ Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.

- Nhận biết được ý nghĩa của quyền bình đẳng của công dân đối với đời sống con người và xã hội.

- Đánh giá được các hành vi vi phạm quyền bình đẳng của công dân trong các tình huống đơn giản cụ thể của đời sống thực tiễn.

- Thực hiện được quy định của pháp luật về quyền bình đẳng của công dân.

Một số quyền dân chủ cơ bản của công dân

- Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về:

+ Quyền và nghĩa vụ công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

+ Quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử.

+ Quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo.

+ Quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc.

- Nhận biết được hậu quả của hành vi vi phạm quyền dân chủ của công dân.

- Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về các quyền dân chủ của công dân.

- Phân tích, đánh giá được một số hành vi thường gặp trong đời sống liên quan đến quyền dân chủ của công dân.

Một số quyền tự do cơ bản của công dân

- Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về:

+ Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

+ Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.

+ Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

+ Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

+ Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.

+ Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo.

- Nhận biết được hậu quả của hành vi vi phạm quyền tự do của công dân.

- Hiểu được trách nhiệm của học sinh trong thực hiện các quyền tự do của công dân.

- Phân tích, đánh giá được hành vi vi phạm quyền tự do của công dân trong một số tình huống đơn giản.

- Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền tự do của công dân bằng những hành vi cụ thể, phù hợp.

CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP


Chuyên đề 11.1:Phát triển kinh tế và sự biến đổi môi trường tự nhiên

-Nêu được những tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên, xác định được nguyên nhân phát sinh những tác động đó.

- Giải thích được sự cần thiết phải giải quyết vấn đề tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên.

- Thực hiện được bài tập nghiên cứu về trường hợp cuộc sống của con người bị ảnh hưởng xấu do tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên.

- Đánh giá được một số biện pháp và chính sách đang áp dụng trong thực tế nhằm khắc

phục hoặc hạn chế tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên.

Chuyên đề 11.2: Một số vấn đề về pháp luật lao động

- Nêu được khái niệm, nguyên tắc cơ bản của pháp luật lao động; quy định của pháp luật lao động về: hợp đồng lao động, tiền lương và tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, tranh chấp và giải quyết tranh chấp lao động.

- Phân tích, đánh giá được hậu quả của các hành vi vi phạm pháp luật lao động trong các tình huống đơn giản thường gặp; nêu được ý kiến thuyết phục trong thảo luận, tranh luận về một số vấn đề đang đặt ra trong đời sống liên quan đến pháp luật lao động.

- Tích cực, chủ động vận động mọi người xung quanh thực hiện tốt pháp luật lao động.

Chuyên đề 11.3: Một số vấn đề về pháp luật dân sự

- Nêu được khái niệm, các nguyên tắc và một số chế định cụ thể của pháp luật dân sự: hợp đồng dân sự, nghĩa vụ dân sự, thừa kế di sản, sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, hôn nhân và gia đình.

- Nhận biết được hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật dân sự trong các tình huống cụ thể đơn giản thường gặp.

- Nêu được ý kiến phân tích, đánh giá trong thảo luận, tranh luận về một số vấn đề đơn giản thường gặp liên quan đến pháp luật dân sự.

- Điều chỉnh được hành vi pháp luật của bản thân trong giải quyết các vấn đề liên quan đến các quy định của pháp luật dân sự.

- Tích cực, chủ động vận động người khác điều chỉnh hành vi pháp luật về dân sự; phê phán các hành vi vi phạm pháp luật dân sự.

Như vậy, học sinh sẽ được học về bầu cử ở môn Giáo dục công dân lớp 11 (môn Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 11).

Tác giả: Ngô Trung Hiếu
Lượt xem: 0
Cùng chủ đề
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;