Học sinh có được tham gia bảo hiểm y tế không? Khi đi khám bệnh cần những giấy tờ gì?
Học sinh đi khám bệnh cần những giấy tờ gì?
Hiện nay không có quy định cụ thể về việc học sinh đi khám bệnh cần những giấy tờ gì. Đây là vấn đề mà tuân thủ theo quy định nơi khám chữa bệnh mà học sinh thăm khám.
Vì không nêu cụ thể học sinh cấp nào lớp mấy. Khám bệnh lần đầu hay đi tái khám, khám theo yêu cầu hay khám theo bảo hiểm y tế.
Cho nên, khi đi khám bệnh cho nên thông thường khi học sinh đi khám bệnh sẽ có thể tham khảo một số loại giấy tờ sau cần mang gồm:
[1] Sổ khám bệnh, Giấy hẹn tái khám theo hẹn của bác sĩ (nếu có)
[2] Chứng minh nhân dân, thẻ căn cước (có thể sử dụng thẻ Online trên ứng dụng VNEID áp dụng khi học sinh đã đủ tuổi làm CCCD và có thể tự đi khám chữa bệnh mà không cần phụ huynh), ảnh thẻ 3x4, thẻ học sinh, sinh viên.
[3] Thẻ bảo hiểm y tế học sinh
[4] Giấy chuyển tuyến (dành cho trường hợp từ bệnh viện tuyến dưới đối với người bệnh có bảo hiểm y tế mà muốn chuyển tuyển)
[5] Giấy hẹn tái khám theo hẹn của bác sĩ (nếu có), các chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm từ lần khám trước, Chỉ định điều trị, Các toa thuốc đang sử dụng (nếu có).
*Lưu ý: nếu học sinh ở cấp tiểu học chưa thể tự đi khám mà cần có phụ huynh theo cùng để thuận tiện khi khám chữa bệnh. Có thể tham khảo giấy tờ cần khi đến bệnh viện khám sẽ được hướng dẫn.
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo./.
Học sinh có được tham gia bảo hiểm y tế không? Khi đi khám bệnh cần những giấy tờ gì? (Hình từ Internet)
Học sinh có được tham gia BHYT không?
Căn cứ Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014) quy định đối tượng tham gia bảo hiểm y tế như sau:
Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
...
4. Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng, bao gồm:
a) Người thuộc hộ gia đình cận nghèo;
b) Học sinh, sinh viên.
5. Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình gồm những người thuộc hộ gia đình, trừ đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
6. Chính phủ quy định các đối tượng khác ngoài các đối tượng quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này; quy định việc cấp thẻ bảo hiểm y tế đối với đối tượng do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý và đối tượng quy định tại điểm 1 khoản 3 Điều này; quy định lộ trình thực hiện bảo hiểm y tế, phạm vi quyền lợi, mức hưởng bảo hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, quản lý, sử dụng phần kinh phí dành cho khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, giám định bảo hiểm y tế, thanh toán, quyết toán bảo hiểm y tế đối với các đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.
Như vậy, đối chiếu quy định trên thì học sinh thuộc nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc. Đồng thời học sinh sẽ được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế.
Mức đóng BHYT học sinh năm 2024 là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định theo Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế
1. Mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng của các đối tượng được quy định như sau:
a) Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này.
- Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì không phải đóng bảo hiểm y tế nhưng vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế;
- Người lao động trong thời gian bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật thì mức đóng hằng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng của người lao động. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kết luận là không vi phạm pháp luật, người lao động phải truy đóng bảo hiểm y tế trên số tiền lương được truy lĩnh;
b) Bằng 4,5% tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này;
c) Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản đối với đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định này;
d) Bằng 4,5% tiền trợ cấp thất nghiệp đối với đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 2 Nghị định này;
đ) Bằng 4,5% mức lương cơ sở đối với các đối tượng khác;
...
Đối chiếu quy định thì mức đóng bảo hiểm y tế học sinh sẽ phải đóng tính bằng 4,5% mức lương cơ sở.
Mức lương cơ sở hiện nay theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP là 2.340.000 đồng/tháng.
Như vậy, mức đóng BHYT học sinh năm 2024 = 4,5% của 2.340.000 đồng/tháng = 105.300 đồng/tháng (Trong đó, Nhà nước hỗ trợ 30% và phần còn lại là học sinh tự đóng.)
*Lưu ý: học sinh tham gia bảo hiểm y tế đóng theo 6 tháng hay 12 tháng thì sẽ nhân vào với mức đóng đã nêu trên.
- Điều kiện dự tuyển học trường trung học phổ thông dân tộc nội trú là gì?
- Hiệu trưởng trường trung cấp có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
- Chế độ giảm định mức tiết dạy với giáo viên phổ thông kiêm nhiệm công tác Đảng trong nhà trường?
- Tiêu chuẩn cơ sở vật chất của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thế nào?
- Điều kiện thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam là gì?
- Vật liệu polime là gì? Vật liệu polime được học trong chương trình lớp mấy?
- Top bàn luận về việc học sinh đi học muộn? Ngữ liệu trong Ngữ văn lớp 9 phải đảm bảo tiêu chí nào?
- Chỉ thị toàn dân kháng chiến ra đời khi nào? Học sinh lớp 9 được xem là cấp mấy?
- Top 05 mẫu viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người mà em yêu quý ngắn gọn, cảm xúc môn Tiếng Việt lớp 3?
- Tác động của trật tự thế giới hai cực Ianta đối với Việt Nam là gì? Trật tự thế giới được học trong môn Lịch sử lớp 12 đúng không?