Học luật có làm Thẩm phán tòa án được không? Sinh viên cần học ngành gì để được làm Thẩm phán?

Theo tiêu chuẩn làm Thẩm phán tà án hiện nay, sinh viên học ngành luật có làm Thẩm phán được không?

Học luật có làm Thẩm phán tòa án được không? Sinh viên cần học ngành gì để được làm Thẩm phán?

Tại Điều 67 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 có quy định về tiêu chuẩn Thẩm phán tòa án như sau:

Tiêu chuẩn Thẩm phán
1. Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực.
2. Có trình độ cử nhân luật trở lên.
3. Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử.
4. Có thời gian làm công tác thực tiễn pháp luật.
5. Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Theo đó, học ngành luật và tốt nghiệp cử nhân luật trở lên là một trong các tiêu chuẩn của thẩm phán tòa án.

Như vậy, để được làm thẩm phán tòa án, sinh viên cần chọn theo học ngành luật.

Học luật có làm Thẩm phán tòa án được không? Sinh viên cần học ngành gì để được làm Thẩm phán?

Học luật có làm Thẩm phán tòa án được không? Sinh viên cần học ngành gì để được làm Thẩm phán? (Hình từ Internet)

Những đức tính của Thẩm phán mà học sinh, sinh viên cần biết?

Từ những chuẩn mực đạo đức của Thẩm phán được quy định tại Chương 2 Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử của Thẩm phán được ban hành kèm theo Quyết định 87/QĐ-HĐTC năm 2018, có thể hiểu những đức tính của Thẩm phán mà học sinh, sinh viên cần biết cụ thể như sau:

(1) Tính độc lập:

- Trong quá trình giải quyết vụ việc, Thẩm phán tự quyết định trên cơ sở đánh giá của mình về tình tiết vụ việc, chứng cứ và chỉ tuân theo pháp luật; giữ gìn bản lĩnh nghề nghiệp để không bị tác động từ bất kỳ sự can thiệp nào.

- Thẩm phán phải độc lập với các thành viên của Hội đồng xét xử; độc lập với những người tiến hành tố tụng khác; độc lập với các yếu tố tác động từ trong nội bộ và bên ngoài Tòa án.

- Thẩm phán không được can thiệp vào hoạt động tố tụng của các thành viên Hội đồng xét xử và những người tiến hành tố tụng khác.

(2) Sự liêm chính:

- Thẩm phán phải liêm chính, trong sạch, thẳng thắn, trung thực.

- Thẩm phán không được lợi dụng địa vị để mưu cầu lợi ích cho mình hoặc cho người khác; không để các thành viên trong gia đình, cán bộ, công chức Tòa án dưới quyền quản lý của mình đòi hỏi hoặc nhận tiền, tài sản, những lợi ích khác từ bất kỳ ai vì lý do liên quan đến công việc mà Thẩm phán giải quyết.

- Thẩm phán phải công khai thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật.

(3) Sự vô tư, khách quan:

- Thẩm phán phải vô tư, khách quan; thực hiện nhiệm vụ một cách đúng đắn, không vì lợi ích cá nhân, không thiên vị bất cứ bên nào trong vụ việc.

- Thẩm phán phải căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được xem xét công khai tại phiên tòa, kết quả tranh tụng tại phiên tòa, các quy định của pháp luật, tập quán, tương tự pháp luật, những nguyên tắc cơ bản của pháp luật, án lệ, lẽ công bằng để giải quyết tất cả các vấn đề của vụ việc.

- Thẩm phán không được có bất cứ phát biểu hay bình luận nào tại phiên tòa, phiên họp, trước công chúng hoặc truyền thông làm ảnh hưởng tới việc giải quyết vụ việc một cách vô tư, khách quan.

(4) Sự công bằng, bình đẳng:

- Thẩm phán có trách nhiệm bảo đảm sự công bằng, bình đẳng để những người tham gia tố tụng thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của họ trong quá trình giải quyết vụ việc tại Tòa án.

- Trong quá trình giải quyết vụ việc, Thẩm phán không được và không cho phép các hành vi bất bình đẳng, phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội, trình độ học vấn, nghề nghiệp, địa vị xã hội, hình thức sở hữu và thành phần kinh tế của cá nhân, pháp nhân.

(5) Sự đúng mực:

- Trong mọi hoạt động của mình, Thẩm phán phải hành xử đúng mực, lịch thiệp, thận trọng; duy trì trật tự và sự tôn nghiêm trong quá trình tố tụng; luôn thể hiện sự kiên nhẫn, nhân ái đối với các bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác.

- Tại phiên tòa, phiên họp hoặc trong các văn bản tố tụng, Thẩm phán không được đưa ra những nhận định gây xúc phạm người khác.

(6) Sự tận tụy và không chậm trễ:

- Thẩm phán phải tận tụy với công việc và cống hiến hết mình trong việc thực hiện nhiệm vụ tư pháp nhằm giải quyết nhanh nhất các vụ việc được giao.

- Khi giải quyết các vụ việc, Thẩm phán phải tuyệt đối tuân thủ các quy định của pháp luật, không để các vụ việc quá hạn luật định vì những nguyên nhân chủ quan.

(7) Năng lực và sự chuyên cần:

- Thẩm phán phải thường xuyên học tập, rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm để nâng cao kiến thức pháp luật, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng xét xử, bản lĩnh nghề nghiệp và khả năng chuyên nghiệp của người Thẩm phán.

- Thẩm phán phải luôn tự cập nhật thông tin để nắm bắt đầy đủ, kịp thời, sâu sắc về sự phát triển của pháp luật, các vấn đề quan trọng của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội trong nước và quốc tế, hỗ trợ cho việc áp dụng pháp luật đúng đắn nhất, phù hợp với lẽ phải.

- Thẩm phán phải chuyên tâm thực hiện các nhiệm vụ được giao; tích cực làm việc với tinh thần “làm hết việc, không làm hết giờ”.

Phương thức tuyển sinh đối với sinh viên ngành luật hiện nay ra sao?

Căn cứ Điều 6 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT, cơ sở đào tạo quyết định một hoặc một số phương thức tuyển sinh (thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển với xét tuyển), áp dụng chung cho cả cơ sở đào tạo hoặc áp dụng riêng cho một số chương trình, ngành, lĩnh vực và hình thức đào tạo.

Một chương trình, ngành đào tạo có thể sử dụng đồng thời một số phương thức tuyển sinh.

Mỗi phương thức tuyển sinh phải quy định rõ các tiêu chí đánh giá, xét tuyển và cách thức sử dụng kết hợp các tiêu chí để phân loại, xếp hạng và xác định điều kiện trúng tuyển đối với thí sinh theo yêu cầu của chương trình, ngành đào tạo.

Tiêu chí đánh giá, xét tuyển phải dựa trên yêu cầu về kiến thức nền tảng và năng lực cốt lõi mà thí sinh cần có để theo học chương trình, ngành đào tạo.

- Đối với phương thức tuyển sinh dựa trên kết quả học tập, kết quả thi theo từng môn (bao gồm điểm tổng kết các môn học cấp THPT, điểm thi các môn tốt nghiệp THPT và các kết quả đánh giá khác):

+ Tổ hợp môn dùng để xét tuyển bao gồm ít nhất 3 môn phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của chương trình đào tạo (có thể tính hệ số cho từng môn), trong đó có môn toán hoặc ngữ văn;

+ Một ngành, một chương trình đào tạo có thể sử dụng đồng thời một số tổ hợp môn, trong đó có thể quy định điểm chênh lệch giữa các tổ hợp khi xác định điều kiện trúng tuyển;

+ Không sử dụng quá 4 tổ hợp xét tuyển cho một ngành, một chương trình đào tạo (trừ trường hợp các tổ hợp môn chỉ khác nhau ở môn ngoại ngữ).

- Đối với một ngành, chương trình đào tạo có chỉ tiêu riêng cho từng phương thức xét tuyển hoặc tổ hợp xét tuyển:

+ Việc phân bổ chỉ tiêu giữa các phương thức, tổ hợp xét tuyển phải có căn cứ hợp lý; không gây mất công bằng cho các thí sinh chọn phương thức, tổ hợp xét tuyển khác nhau;

+ Việc thay đổi, bổ sung phương thức hoặc tổ hợp xét tuyển phải có căn cứ và lộ trình hợp lý; không làm tỉ lệ phân bổ chỉ tiêu của một phương thức, tổ hợp đã sử dụng trong năm trước giảm quá 30% (trong cơ cấu chỉ tiêu của ngành, chương trình đào tạo) trừ trường hợp việc thay đổi, bổ sung đó đã được công bố trước thời điểm mở đăng ký dự tuyển ít nhất 1 năm.

- Cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm giải trình về căn cứ khoa học và thực tiễn trong xác định phương thức tuyển sinh, phương thức xét tuyển, tổ hợp xét tuyển và phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh; trong đó có dựa trên phân tích, đánh giá và đối sánh kết quả học tập của sinh viên trúng tuyển hàng năm.

Đào tạo trình độ đại học
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
2 trường hợp bị đình chỉ tuyển sinh một ngành đào tạo theo Thông tư 12?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 05/01/2025, trường đại học bị đình chỉ ngành đào tạo khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân biệt đại học hệ chính quy và đại học hệ vừa làm vừa học trong giáo dục Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục phê duyệt liên kết đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ theo quy định mới thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đội ngũ giảng viên giảng dạy chương trình đào tạo đại học phải đáp ứng yêu cầu gì?
Hỏi đáp Pháp luật
01 tín chỉ đại học học trong bao lâu? 4 năm đại học có bao nhiêu tín chỉ?
Hỏi đáp Pháp luật
7 điều kiện để các trường đại học mở ngành đào tạo mới là gì? Điều kiện về giảng viên khi mở ngành đào tạo trình độ đại học mới?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường đại học muốn đào tạo liên thông bắt buộc phải có quyết định mở ngành đào tạo theo hình thức chính quy?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngành tâm lý học học trường nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Học văn bằng 2 đại học là gì? Mất bao lâu thì học xong văn bằng 2 đại học?

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;