Học công nghệ sinh học ra làm gì?

Học công nghệ sinh học hệ trung cấp là bao nhiêu tín chỉ? Học công nghệ sinh học ra làm gì?

Học công nghệ sinh học ra làm gì?

Công nghệ sinh học là ngành học trong trường đại học hoặc cao đẳng, trung cấp về nghiên cứu và vận dụng sinh vật sống kết hợp với quy trình và thiết bị kỹ thuật để tạo ra sản phẩm và sản xuất ở quy mô công nghiệp với các sản phẩm sinh học phục vụ cho lợi ích của con người, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.

Cụ thể, sản phẩm của ngành Công nghệ sinh học được ứng dụng trong đời sống ví dụ như sản xuất thuốc....

Học công nghệ sinh học ra làm một số vị trí như sau:

[1] Kỹ sư điều hành sản xuất, quản lý và đảm bảo chất lượng tại các nhà máy sản xuất dược phẩm, thực phẩm;

[2] Chuyên viên công nghệ sinh học tại các công ty chế biến nông sản, thực phẩm, thủy sản; các trung tâm kiểm nghiệm, phòng thí nghiệm, cơ quan nghiên cứu về công nghệ vi sinh, công nghệ sinh học thực vật, công nghệ sinh học động vật;

[3] Chuyên viên phân tích mẫu bệnh phẩm; cán bộ xét nghiệm trong bệnh viện, trung tâm y khoa.

[4] Kỹ sư y sinh

[5] Kỹ sư môi trường

[6] Kỹ sư nông nghiệp

[7] Kỹ sư hóa học

[8] Nhân viên phòng phát triển sản phẩm công nghệ sinh học

[9] Tự mở cơ sở sản xuất

Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo./.

Học công nghệ sinh học hệ trung cấp là bao nhiêu tín chỉ?

Căn cứ tiểu mục 1 Mục B Phần 12 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực công nghệ kỹ thuật kiến trúc, công trình xây dựng, cơ khí, điện, điện tử, truyền thông và hóa học (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 45/2018/TT-BLĐTBXH như sau:

Giới thiệu chung về ngành, nghề
Công nghệ sinh học trình độ trung cấp là ngành, nghề ứng dụng công nghệ dựa trên nền tảng khoa học về sự sống, kết hợp với các quy trình và trang thiết bị kỹ thuật hiện đại nhằm khai thác các hoạt động sống của vi sinh vật, tế bào động, thực vật để sản xuất ở quy mô công nghiệp tạo ra các sản phẩm sinh học có chất lượng cao, phục vụ đời sống của con người, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Các sản phẩm của ngành công nghệ sinh học được ứng dụng rộng rãi trong đời sống của con người như: Vacxin, kháng sinh, các sản phẩm dùng trong y khoa, thực phẩm lên men, các hoạt chất sinh học, thực phẩm chức năng, giống cây trồng - vật nuôi, thuốc bảo vệ thực vật…
Người tốt nghiệp nghề công nghệ sinh học trình độ cao đẳng có thể thực hiện các công việc tại phòng thí nghiệm, cơ sở sản xuất, để tiến hành các thí nghiệm khoa học - kỹ thuật trong phân tích, xét nghiệm, sản xuất tạo các sản phẩm liên quan đến công nghệ sinh học như:
- Tiến hành các thí nghiệm cơ bản, chuyên biệt, phức tạp; trong đó các thí nghiệm có thể được thực hiện trong nhiều lĩnh vực như: sản xuất chế phẩm vi sinh, thực phẩm lên men, sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao, nhân giống cây trồng…;
- Thu thập thông tin, yêu cầu của thí nghiệm và có thể làm việc với các bên liên quan (nhân viên phòng thí nghiệm, khách hàng hoặc nhà cung cấp) để giải quyết các sản phẩm không phù hợp;
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.700 giờ (tương đương 60 tín chỉ)

Như vậy, đối chiếu quy định trên thì học công nghệ sinh học hệ trung cấp là tối thiểu là 1.700 giờ tương đương 60 tín chỉ còn số lượng tín chỉ cụ thể để ra trường còn tùy thuộc vào chương trình đào tạo của từng trường.

Học công nghệ sinh học ra làm gì?

Học công nghệ sinh học ra làm gì? (Hình từ Internet)

Kiến thức cần có khi học xong ngành công nghệ sinh học hệ trung cấp?

Căn cứ tiểu mục 2 Mục B Phần 12 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 45/2018/TT-BLĐTBXH thì kiến thức cần có khi học xong ngành công nghệ sinh học hệ trung cấp gồm:

- Trình bày được những định nghĩa, cấu trúc, chức năng và thành phần cấu tạo của tế bào thực vật, vi sinh vật;

- Mô tả được nguyên lý của các quá trình sinh học; quá trình sinh trưởng của thực vật, vi sinh vật;

- Trình bày được các quy trình thực hành chuẩn: kỹ thuật vô trùng, sử dụng kính hiển vi, thí nghiệm sinh học, thí nghiệm hóa học, thí nghiệm sinh học phân tử, thí nghiệm kiểm tra thực phẩm, phân tích thông số môi trường, thực hiện quy trình nhân giống thực vật, thực hiện quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh, sản phẩm lên men, sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao và kiểm soát chất lượng sản phẩm;

- Mô tả được cách vận hành, bảo dưỡng thiết bị, dụng cụ sử dụng trong các quy trình thực hiện ứng dụng công nghệ sinh học;

- Trình bày được các quy định về an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, an toàn sinh học;

- Mô tả được các nguyên tắc quản lý, phương pháp lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá các quá trình thực hiện trong phạm vi ngành công nghệ sinh học.

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

Ngành công nghệ sinh học
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Học công nghệ sinh học ra làm gì?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 184

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;