Học cao đẳng quan hệ công chúng sau khi ra trường có thể làm gì?
Học cao đẳng quan hệ công chúng sau khi ra trường có thể làm gì?
Theo tiểu mục 5 Mục A Phần 2 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực báo chí, thông tin, kinh doanh và quản lý (sau đây gọi là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 41/2018/TT-BLĐTBXH thì sinh viên ngành quan hệ công chúng hệ cao đẳng sau khi ra trường có thể làm việc tại các vị trí ngành, nghề sau:
- Quan hệ công chúng;
- Truyền thông đối ngoại;
- Truyền thông đối nội;
- Tổ chức sự kiện;
- Quản trị mạng xã hội;
- Chăm sóc khách hàng;
- Viết nội dung truyền thông.
Học cao đẳng quan hệ công chúng sau khi ra trường có thể làm gì? (Hình từ Internet)
Ngành quan hệ công chúng hệ cao đẳng là ngành nghề như thế nào?
Căn cứ tại tiểu mục 1 Mục A Phần 2 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 41/2018/TT-BLĐTBXH thì ngành quan hệ công chúng (sau đây viết tắt là PR) hệ cao đẳng là ngành, nghề xây dựng, cải thiện hình ảnh về một cá nhân, một công ty, chuyển phát thông tin tới giới truyền thông và thu hút sự chú ý của họ, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Mặc dù hiệu quả không thể đo lường chi tiết như ở lĩnh vực marketing và quảng cáo, nhưng việc tạo ra hình ảnh riêng và tăng thiện ý từ phía khách hàng, công chúng là những kết quả cuối cùng mà người làm PR phải đạt tới.
Vai trò chính của PR trong hoạt động xúc tiến thương mại là giúp công ty truyền tải các thông điệp tích cực đến khách hàng và những nhóm công chúng quan trọng của họ. Sau khi các nội dung tới nhóm đối tượng mục tiêu thông qua PR, sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp sẽ đi vào nhận thức của khách hàng; từ đó, định hướng thái độ và hành vi của họ dễ dàng hơn.
Trong các doanh nghiệp hiện nay, phạm vi hoạt động của PR rất rộng, nhưng đa phần tập trung ở các mảng: tổ chức các sự kiện đặc biệt; khắc phục khủng hoảng, bất ổn; duy trì quan hệ với giới truyền thông, với các cơ quan chức trách; tổ chức các hoạt động truyền thông đối nội …
Bên cạnh đó, PR còn làm các công việc như: chuẩn bị thông tin tài trợ, từ thiện, tổ chức các hoạt động thể hiện trách nhiệm xã hội của cá nhân/doanh nghiệp.
Phạm vi công việc và nhiệm vụ cụ thể của nghề PR là lập kế hoạch khuếch trương hình ảnh công ty, triển khai hành động, xem xét các nguy cơ khủng hoảng truyền thông có thể xảy ra từ một hoạt động/bình luận trên mạng xã hội, tìm cách giải quyết những rắc rối liên quan tới hình ảnh công ty.
Các nội dung công việc chủ yếu bao gồm truyền thông đối nội, truyền thông đối ngoại, tổ chức sự kiện, quản trị mạng xã hội, chăm sóc khách hàng, viết nội dung truyền thông, xử lý khủng hoàng truyền thông… Cường độ làm việc cao, chịu áp lực về thời gian và yêu cầu đảm bảo sự hài lòng của doanh nghiệp, khách hàng và đối tác.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.500 giờ (tương đương 90 tín chỉ).
Các yêu cầu về kiến thức mà sinh viên ngành quan hệ công chúng hệ cao đẳng phải đáp ứng sau khi ra trường?
Căn cứ tại tiểu mục 2 Mục A Phần 2 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 41/2018/TT-BLĐTBXH thì sinh viên ngành quan hệ công chúng hệ cao đẳng phải đáp ứng các yêu cầu về kiến thức sau khi ra trường như sau:
- Mô tả được vị trí, vai trò của quan hệ công chúng trong hoạt động truyền thông của doanh nghiệp;
- Trình bày được quy trình lập kế hoạch và thực hiện chiến dịch quan hệ công chúng nói riêng và truyền thông nói chung;
- Liệt kê được các hoạt động truyền thông đối nội và đối ngoại trong hoạt động của doanh nghiệp;
- Trình bày được quy trình tổ chức sự kiện truyền thông;
- Mô tả được quy trình xử lý khủng hoảng truyền thông;
- Trình bày được quy trình viết, phong cách viết các ấn phẩm truyền thông, chú trọng đặc biệt đến vai trò và lợi ích của thông cáo báo chí trong hoạt động truyền thông của doanh nghiệp;
- Mô tả được các nguyên tắc đạo đức trong nghề quan hệ công chúng và kỹ năng giao tiếp, đàm phán trong kinh doanh truyền thông;
- Xác định được khái niệm, mục đích thuyết trình, các thành phần của thông điệp và các bước khi thuyết trình trước công chúng;
- Mô tả được tác động của thị trường và môi trường trong việc xây dựng các mối quan hệ với các nhóm công chúng của doanh nghiệp;
- Mô tả được những kiến thức cơ bản về digital marketing và ứng dụng hiệu quả của từng công cụ phù hợp với mục tiêu của từng chiến dịch truyền thông;
- Trình bày được các chức năng của marketing trong doanh nghiệp, phương pháp và công cụ xây dựng chiến lược truyền thông marketing tích hợp (IMC);
- Liệt kê được các yếu tố cơ bản về pháp luật của Nhà nước, chú trọng đặc biệt về luật quảng cáo và luật báo chí; nguyên tắc khai thác và sử dụng thông tin, quy định về bản quyền, sở hữu trí tuệ;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
- Những điểm mới đáng chú ý của Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ 2025 so với các năm trước?
- Mẫu phân tích truyện ngắn Làng của Kim Lân lớp 9? Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng xét công nhận tốt nghiệp THCS?
- Đã có Thông tư 24 Quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025?
- Làm thế nào để phòng ngừa bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp?
- Điều kiện cơ sở vật chất trong bảo đảm an toàn thực phẩm trong trường học?
- Căn cứ xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật ngành giáo dục?
- Định luật bảo toàn cơ năng là gì? Công thức định luật bảo toàn cơ năng học ở lớp mấy?
- Điều kiện thành lập trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao công lập là gì?
- Công thức tính lực đẩy Acsimet là gì? Học sinh lớp 8 được chuyển trường khi nào?
- Địa điểm nào được Nguyễn Huệ chọn làm nơi quyết chiến với quân Xiêm? Quy tắc chung về ứng xử trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp là gì?