Học cao đẳng ngành Thiết kế trang web có thể làm việc tại các vị trí nào?
Ngành Thiết kế trang web trình độ cao đẳng là ngành nghề như thế nào?
Theo tiểu mục 1 Mục A Phần 6 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực máy tính và công nghệ thông tin (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 44/2018/TT-BLĐTBXH quy định về ngành Thiết kế trang web như sau:
Giới thiệu chung về ngành, nghề
Thiết kế trang web trình độ cao đẳng là ngành, nghề xây dựng và phát triển ứng dụng web (website) chạy được trên nền tảng internet và intranet, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Ngành, nghề Thiết kế trang web thực hiện các công việc: Thiết kế đồ họa web, Thiết kế giao diện web, Lập trình giao diện web, Phát triển ứng dụng web, Kiểm thử ứng dụng web và Quản trị website:
- Thiết kế đồ họa web thực hiện việc phác thảo, thiết kế các trang web, tìm kiếm và xử lý hình ảnh bằng các công cụ đồ họa;
- Thiết kế giao diện web thực hiện việc chuyển đổi giao diện đồ họa web thành giao diện web bằng cách sử dụng các ngôn ngữ web như ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản (HTML), bảng định kiểu (CSS), các thư viện, công việc khung (framework) hỗ trợ thiết kế giao diện web;
- Lập trình giao diện web thực hiện việc lập trình bằng mã kịch bản (scripting code) chạy trên trình duyệt làm cho các thành phần trên trang web trở nên sống động, điều khiển hành vi người dùng, tương tác với dịch vụ web (web service hay còn gọi là Web API) và trình bày dữ liệu cho người sử dụng;
- Phát triển ứng dụng web thực hiện việc tiếp nhận giao diện web từ bộ phận lập trình giao diện web để chuyển thành một hệ thống website hoàn chỉnh có tương tác với cơ sở dữ liệu bằng cách sử dụng một công nghệ lập trình web nào đó (như Java, .NET, PHP…) hoặc có thể sử dụng các hệ quản trị nội dung mã nguồn mở (Wordpress, Joomla…). Ngoài ra lập trình phía máy chủ web còn tạo ra các Web API phục vụ cho đa dạng hơn các thể loại ứng dụng như ứng dụng trên các thiết bị di động (mobile app), các thiết bị IoT (Internet of Things)...;
- Kiểm thử ứng dụng web thực hiện việc tìm lỗi ứng dụng web trước khi công bố sản phẩm. Việc kiểm thử ứng dụng web đòi hỏi người thực hiện có kiến thức bao quát từ hình thức, tính thẩm mỹ, các liên kết, tài nguyên liên quan đến môi trường máy chủ, trình duyệt, thiết bị truy cập. Người làm công việc này đòi hỏi phải xây dựng kế hoạch kiểm thử, xây dựng các trường hợp kiểm thử, xây dựng bộ dữ liệu kiểm thử, thực hiện kiểm thử và viết báo cáo để các lập trình viên, thiết kế viên hiệu chỉnh lại cho đúng;
- Quản trị website thực hiện việc đảm bảo cho hệ thống ứng dụng web hoạt động tốt. Cài đặt môi trường hệ điều hành và cơ sở dữ liệu thích hợp; Lập kế hoạch phát triển hệ thống; Quản lý cơ sở dữ liệu; Đưa ứng dụng lên mạng; Bảo trì và nâng cấp ứng dụng; Sao lưu và phục hồi dữ liệu; Đảm bảo an toàn cho hệ thống (Phòng chống vi rút, Chống xâm nhập trái phép, Mã hóa dữ liệu).
- Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.500 giờ (tương đương 90 tín chỉ).
Như vậy, ngành Thiết kế trang web trình độ cao đẳng là ngành, nghề xây dựng và phát triển ứng dụng web (website) chạy được trên nền tảng internet và intranet. Ngành Thiết kế trang web trình độ cao đẳng đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Ngành Thiết kế trang web trình độ cao đẳng thực hiện các công việc:
- Thiết kế đồ họa web;
- Thiết kế giao diện web;
- Lập trình giao diện web;
- Phát triển ứng dụng web;
- Kiểm thử ứng dụng web và Quản trị website.
Khối lượng kiến thức tối thiểu của ngành Thiết kế trang web là 2.500 giờ (tương đương 90 tín chỉ).
Học cao đẳng ngành Thiết kế trang web có thể làm việc tại các vị trí nào? (Hình từ Internet)
Học cao đẳng ngành Thiết kế trang web có thể làm việc tại các vị trí nào?
Theo tiểu mục 5 Mục A Phần 6 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 44/2018/TT-BLĐTBXH thì vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên ngành thiết kế web trình độ cao đẳng gồm các vị trí sau:
- Thiết kế đồ họa web;
- Thiết kế giao diện web;
- Lập trình giao diện web;
- Phát triển ứng dụng web;
- Quản trị website;
- Kiểm thử ứng dụng web.
Sinh viên ngành Thiết kế trang web trình độ cao đẳng phải có những kỹ năng gì sau khi tốt nghiệp?
Theo tiểu mục 3 Mục A Phần 6 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 44/2018/TT-BLĐTBXH thì sinh viên ngành Thiết kế trang web phải có những kỹ năng sau đây sau khi tốt nghiệp:
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định;
- Thiết lập được môi trường phù hợp cho máy chủ web;
- Xác định được các công cụ cần thiết cho việc xây dựng ứng dụng web;
- Sử dụng được các hệ thống mã nguồn mở để phát triển ứng dụng web;
- Xử lý được các sự cố xảy ra trong quá trình vận hành hệ thống web;
- Lựa chọn được phương án sao lưu, phục hồi dữ liệu đảm bảo tính sẵn sàng của hệ thống;
- Lựa chọn được các cơ chế đảm bảo an toàn dữ liệu;
- Đọc hiểu tài liệu tiếng Anh chuyên ngành;
- Giao tiếp được thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, đàm phán;
- Phối hợp được với đồng nghiệp, khách hàng và đối tác;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề và đọc và hiểu được một phần được tiếng Anh chuyên ngành công nghệ thông tin.
- Chế độ giảm định mức tiết dạy với giáo viên phổ thông kiêm nhiệm công tác Đảng trong nhà trường?
- Tiêu chuẩn cơ sở vật chất của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thế nào?
- Điều kiện thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam là gì?
- Vật liệu polime là gì? Vật liệu polime được học trong chương trình lớp mấy?
- Top bàn luận về việc học sinh đi học muộn? Ngữ liệu trong Ngữ văn lớp 9 phải đảm bảo tiêu chí nào?
- Chỉ thị toàn dân kháng chiến ra đời khi nào? Học sinh lớp 9 được xem là cấp mấy?
- Top 05 mẫu viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người mà em yêu quý ngắn gọn, cảm xúc môn Tiếng Việt lớp 3?
- Tác động của trật tự thế giới hai cực Ianta đối với Việt Nam là gì? Trật tự thế giới được học trong môn Lịch sử lớp 12 đúng không?
- Mẫu đoạn văn kể lại Sự tích cây thì là bằng lời văn của em mới nhất 2024? Mục đích đánh giá học sinh lớp 5 là gì?
- Phân tích nhân vật mẹ Lê trong Nhà mẹ Lê? Quyền và nghĩa vụ của học sinh lớp 10 là gì?