Học cao đẳng ngành kỹ thuật sửa chữa lắp ráp máy tính ra trường làm gì?

Sinh viên cao đẳng ngành kỹ thuật sửa chữa lắp ráp máy tính sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các vị trí nào?

Học cao đẳng ngành kỹ thuật sửa chữa lắp ráp máy tính ra trường làm gì?

Căn cứ tại tiểu mục 5 Mục A Phần 1 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực máy tính và công nghệ thông tin (sau đây gọi là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 44/2018/TT-BLĐTBXH thì sinh viên học cao đẳng ngành kỹ thuật sửa chữa lắp ráp máy tính sau khi ra trường có thể làm các công việc sau:

- Cài đặt, cấu hình phần mềm;

- Lắp ráp, bảo trì máy tính;

- Sửa chữa máy tính;

- Sửa chữa các thiết bị ngoại vi máy tính;

- Phân tích và thiết kế hệ thống mạng;

- Lắp đặt hệ thống mạng.

Học cao đẳng ngành kỹ thuật sửa chữa lắp ráp máy tính ra trường làm gì?

Học cao đẳng ngành kỹ thuật sửa chữa lắp ráp máy tính ra trường làm gì? (Hình từ Internet)

Ngành kỹ thuật sửa chữa lắp ráp máy tính hệ cao đẳng học bao nhiêu tín chỉ?

Căn cứ tại tiểu mục 1 Mục A Phần 1 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 44/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

Giới thiệu chung về ngành, nghề
Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện: Sửa chữa các thành phần cơ bản của hệ thống máy tính, thiết bị ngoại vi; lắp ráp phần cứng hệ thống máy tính; cài đặt phần mềm; thiết kế, lắp đặt hệ thống mạng máy tính; sửa chữa máy tính xách tay; bảo dưỡng máy tính xách tay; bảo dưỡng hệ thống máy tính; nâng cấp hệ thống máy tính.
Người làm nghề Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính thường làm việc tại các công ty có trang bị hệ thống máy tính, các thiết bị văn phòng; các tòa nhà có trang bị hệ thống máy tính; các công ty kinh doanh máy tính và các thiết bị công nghệ thông tin, hãng sản xuất, bảo trì máy tính, thiết bị, linh kiện máy tính.
Người làm nghề Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính đòi hỏi tính cẩn trọng, an toàn điện, điện tử; có phương pháp tư duy khoa học, sáng tạo, có khả năng làm việc độc lập hoặc theo nhóm; có trình độ tiếng Anh, đọc và hiểu một phần các tài liệu tiếng Anh chuyên ngành; có ý thức tổ chức kỷ luật, có sức khoẻ, lòng yêu nghề, có ý thức đầy đủ với cộng đồng và xã hội, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.250 giờ (tương đương 84 tín chỉ).

Như vậy, sinh viên ngành kỹ thuật sửa chữa lắp ráp máy tính hệ cao đẳng học tối thiểu tương đương 84 tín chỉ (2.250 giờ).

Yêu cầu sinh viên ngành kỹ thuật sửa chữa lắp ráp máy tính hệ cao đẳng phải đạt được sau khi ra trường ra sao?

Căn cứ tại tiểu mục 2, 3 Mục A Phần 1 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 44/2018/TT-BLĐTBXH thì yêu cầu về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà sinh viên ngành kỹ thuật sửa chữa lắp ráp máy tính hệ cao đẳng phải đạt được sau khi ra trường như sau:

* Về kiến thức:

- Trình bày được các kiến thức cơ bản về máy tính, điện tử máy tính, mạng máy tính;

- Xác định được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các thành phần trong hệ thống máy tính;

- Đọc và hiểu các thông số kỹ thuật của các thành phần phần cứng máy tính;

- Trình bày được nguyên lý và phương thức lưu trữ dữ liệu trong máy tính;

- Trình bày được nguyên lý làm việc của hệ điều hành;

- Mô tả được việc lắp ráp, cài đặt, sửa chữa và bảo trì hệ thống máy tính, kể cả các thiết bị ngoại vi;

- Mô tả được việc tháo lắp, cài đặt, sửa chữa và bảo trì máy tính xách tay;

- Phân tích, hoạch định, lựa chọn, thiết kế hệ thống mạng cho doanh nghiệp;

- Phân tích, đánh giá và đưa ra được giải pháp xử lý các sự cố, tình huống trong hệ thống tính và thiết bị ngoại vi;

- Phân tích, đánh giá được hiện trạng hệ thống máy tính, lập kế hoạch nâng cấp hệ thống máy tính và mạng máy tính;

- Xác định được các tiêu chuẩn an toàn lao động;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

* Về kỹ năng:

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định;

- Lắp đặt được hệ thống máy tính và các thành phần, thiết bị ngoại vi;

- Lắp ráp, cài đặt, cấu hình được hệ điều hành và các ứng dụng phần mềm;

- Chẩn đoán được, sửa chữa được phần cứng máy tính và các thiết bị ngoại vi;

- Chẩn đoán được và xử lý được các sự cố phần mềm máy tính;

- Bảo trì, sửa chữa và nâng cấp được phần mềm và phần cứng máy tính;

- Thiết kế, xây dựng, lắp đặt và bảo dưỡng được hệ thống mạng;

- Thực hiện được việc tổ chức, quản lý và điều hành sản xuất của một phân xưởng, một tổ kỹ thuật, một cửa hàng lắp ráp, bảo trì, bảo dưỡng, quản lý hệ thống mạng;

- Thực hiện được các biện pháp vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

Trình độ cao đẳng
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Ngành kiểm soát không lưu hệ cao đẳng là ngành nghề như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Học cao đẳng logistics sau khi ra trường có thể làm việc tại các vị trí nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Học cao đẳng điều dưỡng ra trường làm gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Học cao đẳng công tác xã hội ra trường làm gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Học cao đẳng hộ sinh ra trường làm gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Học cao đẳng công nghệ kỹ thuật ô tô ra trường làm gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngành công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa trình độ cao đẳng là ngành nghề gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Xếp loại kết quả học tập trình độ cao đẳng theo phương thức đào tạo niên chế như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Học cao đẳng ngành truyền thông đa phương tiện ra trường làm gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Học cao đẳng ngành thương mại điện tử ra trường làm gì?
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;