Hồ sơ gia nhập Hội Khuyến học Việt Nam gồm có gì?

Để gia nhập Hội Khuyến học Việt Nam đơn vị tham gia cần phải chuẩn bị hồ sơ gia nhập Hội Khuyến học Việt Nam gồm có gì?

Hồ sơ gia nhập Hội Khuyến học Việt Nam gồm có gì?

Căn cứ Điều 11 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Khuyến học Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 275/QĐ-BNV năm 2022 quy định hồ sơ gia nhập Hội Khuyến học Việt Nam gồm có:

- Đơn xin gia nhập;

- Bản sao Điều lệ, các quy định của tổ chức xin gia nhập và quyết định cho phép thành lập của cơ quan có thẩm quyền;

- Danh sách lãnh đạo chủ chốt đại diện cho tổ chức;

- Văn bản cam kết tuân thủ Điều lệ của Hội;

- Đóng hội phí theo quy định;

Đối với cá nhân gia nhập cần chuẩn bị hồ sơ gia nhập Hội Khuyến học Việt Nam gồm có:

- Đơn xin gia nhập;

- Văn bản cam kết tuân thủ Điều lệ của Hội;

- Đóng hội phí theo quy định;

Hồ sơ gia nhập Hội Khuyến học Việt Nam gồm có gì?

Hồ sơ gia nhập Hội Khuyến học Việt Nam gồm có gì? (Hình từ Internet)

Tôn chỉ, mục đích của Hội Khuyến học Việt Nam là gì?

Căn cứ Điều 2 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Khuyến học Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 275/QĐ-BNV năm 2022 quy định về tôn chỉ, mục đích như sau:

Tôn chỉ, mục đích
Hội Khuyến học Việt Nam (sau đây gọi tắt là Hội) là tổ chức xã hội, tập hợp các lực lượng xã hội và công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước và nước ngoài tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, khuyến học, khuyến tài, góp phần xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập khu vực và quốc tế.

Như vậy, tôn chỉ, mục đích của Hội Khuyến học Việt Nam là ổ chức xã hội, tập hợp các lực lượng xã hội và công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước và nước ngoài tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, khuyến học, khuyến tài, góp phần xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập khu vực và quốc tế.

Hội Khuyến học Việt Nam có những quyền hạn nào?

Căn cứ Điều 6 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Khuyến học Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 275/QĐ-BNV năm 2022 quy định Hội Khuyến học Việt Nam có những quyền hạn sau đây:

- Tuyên truyền sâu rộng tôn chỉ mục đích hoạt động của Hội trong xã hội, vận động các tổ chức, các lực lượng xã hội và công dân Việt Nam tham gia thực hiện công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.

- Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan trực tiếp đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội,

- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Hội và hội viên theo đúng tôn chỉ, mục đích của Hội.

- Nâng cao năng lực hoạt động khuyến học, khuyến tài; cung cấp thông tin cần thiết cho hội viên theo quy định của pháp luật.

- Tư vấn, phản biện và giám định xã hội đối với các chủ trương, chương trình, dự án giáo dục và các văn bản quy phạm pháp luật có nội dung liên quan đến Hội theo yêu cầu của các cơ quan nhà nước; tổ chức các hình thức giáo dục cho mọi người thông qua hệ thống giáo dục không chính quy, tạo điều kiện và cơ hội để người dân được học tập suốt đời.

- Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Được gây quỹ trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ. Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí đối với những hoạt động gắn với nhiệm vụ của Nhà nước giao.

- Được giao lưu, hợp tác với các tổ chức quốc tế theo quy định của pháp luật.

Hội viên của Hội Khuyến học Việt Nam có những quyền hạn gì?

Quyền hạn của hội viên Hội Khuyến học Việt Nam được quy định tại Điều 9 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Khuyến học Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 275/QĐ-BNV năm 2022 như sau:

(1) Được Hội bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật.

(2) Được Hội cung cấp thông tin liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội, được tham gia các hoạt động do Hội tổ chức.

(3) Được tham gia góp ý xây dựng các chủ trương và các kế hoạch công tác của Hội, được kiến nghị, đề xuất ý kiến với tổ chức Hội về những vấn đề có liên quan đến các lĩnh vực hoạt động của Hội.

(4) Được ứng cử, đề cử, bầu cử các chức danh lãnh đạo của Hội theo Điều lệ của Hội.

(5) Được giới thiệu hội viên mới.

(6) Được Hội khen thưởng khi có thành tích xuất sắc trong phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập và được Hội đề nghị cơ quan nhà nước khen thưởng theo quy định của Luật Thi đua khen thưởng.

(7) Được quyền ra khỏi Hội một cách tự nguyện.

(8) Hội viên danh dự được hưởng các quyền và nghĩa vụ như hội viên chính thức, trừ quyền biểu quyết các vấn đề của Hội và quyền ứng cử, đề cử, bầu cử Ban lãnh đạo Hội, Ban Kiểm tra Hội.

Hội Khuyến học
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục xin ra khỏi Hội Khuyến học Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ gia nhập Hội Khuyến học Việt Nam gồm có gì?
Tác giả: Mạc Duy Văn
Lượt xem: 12
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;