Hiệu trưởng trường THPT tư thục phải đảm bảo điều kiện nào?
Hiệu trưởng trường THPT tư thục phải đảm bảo điều kiện nào?
Căn cứ Điều 56 Luật Giáo dục 2019 quy định Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động của nhà trường, do cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc công nhận. Hiệu trưởng trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân phải được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý trường học và đạt chuẩn hiệu trưởng.
Tại khoản 3 Điều 11 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định Hiệu trưởng trường THPT tư thục phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
- Về trình độ đào tạo và thời gian công tác:
+ Phải đạt trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục 2019 đối với cấp học, đạt trình độ chuẩn được đào tạo ở cấp học cao nhất đối với trường phổ thông có nhiều cấp học
+ Đã dạy học ít nhất 05 năm (hoặc 04 năm đối với miền núi, hải đảo, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) ở cấp học đó.
- Phải đạt tiêu chuẩn quy định tại chuẩn hiệu trưởng trường trường THPT theo quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông quy định tại Chương 2 Quy định về chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 14/2018/TT-BGDĐT.
Ngoài ra, theo điểm b khoản 1 Điều 9 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BGDĐT quy định:
Hiệu trưởng trường THPT tư thục khi được đề cử không quá 70 tuổi và không là công chức, viên chức nhà nước.
Hiệu trưởng trường THPT tư thục phải đảm bảo điều kiện nào? (Hình từ Internet)
Nhiệm kỳ của hiệu trưởng trường THPT tư thục là bao nhiêu năm?
Tại điểm c khoản 1 Điều 9 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BGDĐT quy định như sau:
Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng
1. Hiệu trưởng
...
c) Nhiệm kỳ của hiệu trưởng
Nhiệm kỳ của hiệu trưởng trường phổ thông tư thục là 05 năm; đối với trường phổ thông tư thục có hiệu trưởng là người nước ngoài thì nhiệm kỳ của hiệu trưởng theo thời hạn của giấy phép lao động và không quá 05 năm.
Trong cùng một thời gian, một người chỉ được làm hiệu trưởng của một trường phổ thông tư thục.
...
Như vậy, nhiệm kỳ của hiệu trưởng trường THPT tư thục là 05 năm. Đối với hiệu trưởng trường THPT tư thục là người nước ngoài thì nhiệm kỳ sẽ theo thời hạn của giấy phép lao động và không quá 05 năm.
Hiệu trưởng trường THPT tư thục có đồng thời là thành viên Ban kiểm soát được không?
Tại Điều 8 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BGDĐT quy định như sau quy định về Ban kiểm soát trường THPT tư thục như sau:
Ban kiểm soát
1. Ban kiểm soát của trường phổ thông tư thục do hội nghị nhà đầu tư hoặc chủ sở hữu bầu. Ban kiểm soát có trưởng ban và các thành viên. Số lượng thành viên ban kiểm soát từ 03 đến 05 người, trong đó có đại diện nhà đầu tư, đại diện giáo viên, nhân viên, đại diện cha mẹ học sinh. Ban kiểm soát phải có ít nhất 01 thành viên có chuyên môn nghiệp vụ kế toán.
2. Thành viên ban kiểm soát không được đồng thời là thành viên hội đồng trường, hiệu trưởng, kế toán trưởng; không phải là cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con của thành viên hội đồng trường, hiệu trưởng, kế toán trưởng của trường.
3. Nhiệm kỳ của ban kiểm soát theo nhiệm kỳ của hội đồng trường.
4. Ban kiểm soát có quyền và nhiệm vụ sau đây:
a) Kiểm tra, giám sát các hoạt động của nhà trường, của hội đồng trường, lãnh đạo và các tổ chức trong trường.
b) Kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính và thực hiện chế độ tài chính công khai của trường.
c) Định kỳ thông báo với hội đồng trường về kết quả hoạt động của mình và nội dung các báo cáo, kết luận, kiến nghị của ban kiểm soát trước khi chính thức thông qua hội nghị nhà đầu tư hoặc chủ sở hữu.
d) Báo cáo hội nghị nhà đầu tư hoặc chủ sở hữu về kết quả kiểm tra, giám sát các hoạt động của nhà trường tại các kỳ họp của hội nghị nhà đầu tư hoặc chủ sở hữu.
đ) Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo quy chế tổ chức và hoạt động của trường.
Theo đó, Thành viên Ban kiểm soát trường THPT tư thục không được đồng thời là thành viên hội đồng trường, hiệu trưởng, kế toán trưởng; không phải là cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con của thành viên hội đồng trường, hiệu trưởng, kế toán trưởng của trường.
Cho nên, Hiệu trưởng trường THPT tư thục không được đồng thời là Thành viên Ban kiểm soát trường THPT tư thục đó.
- Tiêu chuẩn cơ sở vật chất của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thế nào?
- Điều kiện thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam là gì?
- Vật liệu polime là gì? Vật liệu polime được học trong chương trình lớp mấy?
- Top bàn luận về việc học sinh đi học muộn? Ngữ liệu trong Ngữ văn lớp 9 phải đảm bảo tiêu chí nào?
- Chỉ thị toàn dân kháng chiến ra đời khi nào? Học sinh lớp 9 được xem là cấp mấy?
- Top 05 mẫu viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người mà em yêu quý ngắn gọn, cảm xúc môn Tiếng Việt lớp 3?
- Tác động của trật tự thế giới hai cực Ianta đối với Việt Nam là gì? Trật tự thế giới được học trong môn Lịch sử lớp 12 đúng không?
- Mẫu đoạn văn kể lại Sự tích cây thì là bằng lời văn của em mới nhất 2024? Mục đích đánh giá học sinh lớp 5 là gì?
- Phân tích nhân vật mẹ Lê trong Nhà mẹ Lê? Quyền và nghĩa vụ của học sinh lớp 10 là gì?
- Top 3 mẫu bài nghị luận xã hội nổi bật về sự kiên trì là chìa khóa thành công? Chương trình môn Ngữ văn lớp 7 có yêu cần đạt gì về Viết?