Hiện tượng phản xạ ánh sáng là gì? Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng? Đặc điểm của môn Vật lí như thế nào?
Hiện tượng phản xạ ánh sáng là gì? Định luật phản xạ ánh sáng?
Hiện tượng phản xạ ánh sáng là một hiện tượng quang học cơ bản, có vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Việc hiểu rõ định luật phản xạ ánh sáng giúp chúng ta giải thích nhiều hiện tượng quang học và ứng dụng chúng vào thực tiễn.
Hiện tượng phản xạ ánh sáng là gì? Định luật phản xạ ánh sáng? Hiện tượng phản xạ ánh sáng là gì? Phản xạ ánh sáng là hiện tượng ánh sáng khi gặp một bề mặt nhẵn bóng (như gương, mặt nước phẳng...) sẽ bị hất trở lại môi trường cũ. Hiện tượng này giống như khi một quả bóng đập vào tường sẽ nảy trở lại. Ví dụ: Khi ta soi gương, hình ảnh của ta trong gương chính là do ánh sáng từ cơ thể ta chiếu tới gương bị phản xạ lại vào mắt ta. Định luật phản xạ ánh sáng Định luật phản xạ ánh sáng mô tả mối quan hệ giữa tia tới và tia phản xạ khi ánh sáng gặp một bề mặt phẳng. Định luật này gồm hai nội dung chính: Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương tại điểm tới.Giải thích: Pháp tuyến là đường thẳng vuông góc với gương tại điểm tới. Tia tới, tia phản xạ và pháp tuyến cùng nằm trên một mặt phẳng. Góc phản xạ bằng góc tới.Giải thích: Góc tới là góc hợp bởi tia tới và pháp tuyến, góc phản xạ là góc hợp bởi tia phản xạ và pháp tuyến. Theo định luật, hai góc này luôn bằng nhau. |
*Lưu ý: Thông tin về hiện tượng phản xạ ánh sáng là gì? Định luật phản xạ ánh sáng? chỉ mang tính chất tham khảo./.
Hiện tượng phản xạ ánh sáng là gì? Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng? Đặc điểm của môn Vật lí như thế nào? (Hình từ Internet)
Đặc điểm của môn Vật lí như thế nào?
Căn cứ Mục 1 Chương trình giáo dục phổ thông môn Vật lí ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT đặc điểm của môn Vật lí như sau:
Vật lí học là ngành khoa học nghiên cứu các dạng vận động đơn giản, tổng quát nhất của vật chất và tương tác giữa chúng.
Trong nhà trường phổ thông, giáo dục vật lí được thực hiện ở cả ba cấp học với các mức độ khác nhau.
Ở giai đoạn giáo dục cơ bản (cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở), nội dung giáo dục vật lí được đề cập trong các môn học: Tự nhiên và Xã hội (lớp 1, lớp 2, lớp 3); Khoa học (lớp 4, lớp 5); Khoa học tự nhiên (từ lớp 6 đến lớp 9).
Ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (cấp trung học phổ thông), Vật lí là môn học thuộc nhóm môn Khoa học tự nhiên, được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh.
Những học sinh có định hướng nghề nghiệp cần vận dụng nhiều kiến thức, kĩ năng vật lí được học thêm các chuyên đề học tập.
Môn Vật lí giúp học sinh tiếp tục phát triển các phẩm chất, năng lực đã được định hình trong giai đoạn giáo dục cơ bản, tạo điều kiện để học sinh bước đầu nhận biết đúng năng lực, sở trường của bản thân, có thái độ tích cực đối với môn học.
Trên cơ sở nội dung nền tảng đã trang bị cho học sinh ở giai đoạn giáo dục cơ bản, Chương trình môn Vật lí lựa chọn phát triển những vấn đề cốt lõi thiết thực nhất, đồng thời chú trọng đến các vấn đề mang tính ứng dụng cao là cơ sở của nhiều ngành kĩ thuật, khoa học và công nghệ.
Thí nghiệm, thực hành đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành khái niệm, quy luật, định luật vật lí.
Vì vậy, Chương trình môn Vật lí chú trọng rèn luyện cho học sinh khả năng tìm hiểu các thuộc tính của đối tượng vật lí thông qua các nội dung thí nghiệm, thực hành dưới các góc độ khác nhau.
Chương trình môn Vật lí coi trọng việc rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để tìm hiểu và giải quyết ở mức độ nhất định một số vấn đề của thực tiễn, đáp ứng đòi hỏi của cuộc sống; vừa bảo đảm phát triển năng lực vật lí - biểu hiện của năng lực khoa học tự nhiên, vừa đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp của học sinh.
Thông qua Chương trình môn Vật lí, học sinh hình thành và phát triển được thế giới quan khoa học; rèn luyện được sự tự tin, trung thực, khách quan; cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên; yêu thiên nhiên, tự hào về thiên nhiên của quê hương, đất nước;
Tôn trọng các quy luật của thiên nhiên, trân trọng, giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên, ứng xử với thiên nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững; đồng thời hình thành và phát triển được các năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Quy định về thiết bị giáo dục trong dạy học hiện nay?
Căn cứ theo Điều 41 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về thiết bị giáo dục trong dạy học hiện nay như sau:
- Trường trung học được trang bị thiết bị giáo dục, tổ chức quản lý và sử dụng có hiệu quả thiết bị giáo dục trong dạy học và giáo dục theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Giáo viên có trách nhiệm sử dụng hiệu quả thiết bị giáo dục của nhà trường vào các hoạt động dạy học, giáo dục; khuyến khích giáo viên và học sinh tự làm đồ dùng dạy học theo yêu cầu về nội dung và phương pháp dạy học, giáo dục được quy định trong chương trình giáo dục phổ thông.
- Mẫu đề thi học kì 1 lớp 6 Tiếng Anh mới nhất? Học sinh trung học cơ sở học trong bao nhiêu năm?
- Tổng hợp đề thi cuối kì 1 Toán 10 có đáp án? Học sinh lớp 10 được học các kiến thức gì trong môn Toán?
- Đề thi cuối kì 1 môn GDCD lớp 8 có đáp án mới nhất? Mục tiêu của môn GDCD lớp 8 ra sao?
- Thế nào là hình hộp chữ nhật? Công thức tính thể tích khối hộp chữ nhật? Môn Toán ở cấp THPT giúp phát triển các năng lực nào?
- Đề thi cuối kì 1 môn Giáo dục địa phương lớp 8 có đáp án? Nguyên tắc dạy học trực tuyến chương trình giáo dục phổ thông là gì?
- Top mẫu Bộ đề thi học kì 1 KHTN 9 năm học 2024 2025 chi tiết nhất? Mục đích cụ thể của việc đánh giá học sinh lớp 9 là gì?
- Mẫu Đề thi tiếng Việt lớp 5 học kì 1 mới nhất 2024 2025? Lộ trình đánh giá học sinh lớp 5 theo Thông tư 27 ra sao?
- Đề thi cuối kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 có lời giải chi tiết? Nội dung kiến thức Tiếng Việt môn Ngữ văn lớp 12 có mấy kiểu văn bản?
- Cách làm cây thông bằng giấy bìa cứng? Lớp tổ chức làm cây thông bằng giấy bìa cứng học sinh có quyền tham gia không?
- Tổng hợp đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 7 có đáp án mới nhất? Có bao nhiêu mức đánh giá kết quả học tập của học sinh lớp 7?