Giáo viên trung tâm giáo dục hòa nhập có phải bồi dưỡng thường xuyên?
Giáo viên trung tâm giáo dục hòa nhập có phải bồi dưỡng thường xuyên?
Căn cứ Điều 23 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập ban hành kèm theo Thông tư 20/2022/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Giáo viên
...
2. Nhiệm vụ của giáo viên
a) Thực hiện phát hiện sớm, phân loại nhu cầu giáo dục và can thiệp giáo dục sớm;
b) Hỗ trợ giáo dục hòa nhập;
c) Thực hiện dạy học và giáo dục học sinh khuyết tật tại Trung tâm đúng mục tiêu, nội dung, chương trình, kế hoạch;
d) Tham gia các hoạt động sinh hoạt chuyên môn;
đ) Chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục, phù hợp với đối tượng và điều kiện cụ thể của Trung tâm;
e) Thực hiện các quyết định của giám đốc Trung tâm; chịu sự kiểm tra của các cấp quản lý giáo dục theo quy định; thực hiện nội quy của Trung tâm và các quy định của Quy chế này;
g) Thực hiện Quy định về đạo đức nhà giáo theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
h) Tích cực, chủ động tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; thực hiện tự đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên theo quy định.
3. Quyền của giáo viên
a) Được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao trình độ;
b) Được hưởng mọi quyền lợi ưu đãi về vật chất, tinh thần và được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, được hưởng lương và các khoản phụ cấp theo quy định đối với nhà giáo trong các trường, lớp dành cho người khuyết tật;
c) Được tạo điều kiện để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và tham gia các hoạt động chuyên môn khác của Trung tâm; tham gia các cuộc họp xét thi đua, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết các vấn đề có liên quan đến nhiệm vụ được phân công.
Như vậy, một trong số các quyền của giáo viên trung tâm giáo dục hòa nhập là được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao trình độ.
Cho nên giáo viên trung tâm giáo dục hòa nhập được bồi dưỡng thường xuyên.
Giáo viên trung tâm giáo dục hòa nhập có phải bồi dưỡng thường xuyên? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt đề án vị trí việc làm của giáo viên trung tâm giáo dục hòa nhập?
Tại Điều 32 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập ban hành kèm theo Thông tư 20/2022/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Chỉ đạo sở giáo dục và đào tạo chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan hướng dẫn, thanh tra và kiểm tra việc tổ chức và hoạt động của các Trung tâm trên địa bàn.
2. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện phối hợp với sở giáo dục và đào tạo hướng dẫn, thanh tra và kiểm tra việc tổ chức và hoạt động của các Trung tâm trên địa bàn.
3. Phê duyệt đề án vị trí việc làm, bố trí biên chế và kinh phí để tuyển dụng, hợp đồng giáo viên, nhân viên; cơ sở vật chất cho các Trung tâm công lập.
Theo đó, việc phê duyệt đề án vị trí việc làm của giáo viên trung tâm giáo dục hòa nhập là trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Nhiệm vụ của Trung tâm giáo dục hòa nhập là gì?
Căn cứ Điều 5 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập ban hành kèm theo Thông tư 20/2022/TT-BGDĐT Nhiệm vụ của Trung tâm giáo dục hòa nhập bao gồm:
- Đánh giá, xác định khả năng và phân loại nhu cầu giáo dục đối với trẻ em có dấu hiệu khiếm khuyết hoặc dấu hiệu suy giảm chức năng, học sinh khuyết tật để can thiệp giáo dục sớm hoặc tư vấn lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp cho từng đối tượng.
- Hỗ trợ giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật.
- Tổ chức dạy học và giáo dục cấp học giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông đối với học sinh khuyết tật để học sinh khuyết tật có thể tham gia giáo dục hòa nhập hoặc hòa nhập cộng đồng.
- Bồi dưỡng, tư vấn cho người khuyết tật và các tổ chức, đơn vị, cá nhân có nhu cầu về tâm lý, sức khỏe, giáo dục, hướng nghiệp.
- Thực hiện quy chế dân chủ trong Trung tâm.
- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và có trách nhiệm giải trình trước cơ quan có thẩm quyền, học sinh, học viên và xã hội.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
- Phương thức tuyển sinh 2025 của trường Đại học Sư phạm Hà Nội có gì mới?
- 15+ bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54 năm 2025 hay, chọn lọc? Mục tiêu giáo dục là gì?
- 3+ Kể một chuyến về thăm quê dịp Tết Nguyên Đán 2025? Đánh giá kết quả học tập của học sinh lớp 6 mức khá thì điểm trung bình môn là bao nhiêu?
- Thuyết minh về một lễ hội truyền thống ở quê hương em? Học sinh lớp 7 có được phép sử dụng máy tính laptop trong khi học không?
- Bảng lương giáo viên tiểu học 2025 theo Nghị quyết 159 như thế nào?
- Top 3+ tả cây bóng mát lớp 4? Mục tiêu của chương trình môn Tiếng Việt lớp 4 là gì?
- Top 8 mẫu Phân tích một yếu tố phá cách trong Bảo kính cảnh giới 150 từ? Kiến thức tiếng Việt môn Ngữ văn lớp 10 có gì?
- Khai bút đầu năm là gì? Khai bút đầu năm 2025 nên viết gì? Năm học 2024 2025 đánh giá, nhận xét học sinh theo Thông tư nào?
- Mùng 1 tết cha, mùng 2 tết mẹ, mùng 3 tết thầy nghĩa là gì?
- Danh sách thí sinh vào Vòng bán kết Bảng B Cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh?