20:15 | 31/08/2024

Giáo viên trung học phổ thông mỗi năm dành bao nhiêu thời gian để bồi dưỡng nâng cao trình độ?

Trong một năm học thì giáo viên trung học phổ thông dành bao nhiêu thời gian để bồi dưỡng nâng cao trình độ?

Giáo viên trung học phổ thông mỗi năm dành bao nhiêu thời gian để bồi dưỡng nâng cao trình độ?

Căn cứ Điều 5 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT và được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT quy định về thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm như sau:

Thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm
1. Thời gian làm việc của giáo viên tiểu học trong năm học là 42 tuần, trong đó:
a) 35 tuần dành cho việc giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.
b) 05 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.
c) 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới.
d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.
2. Thời gian làm việc của giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông trong năm học là 42 tuần, trong đó:
a) 37 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.
b) 03 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.
c) 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới.
d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.
2a. Thời gian làm việc của giáo viên trường dự bị đại học là 42 tuần, trong đó:
a) 28 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch năm học;
b) 12 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, xây dựng tài liệu, nghiên cứu khoa học và một số hoạt động khác theo kế hoạch năm học;
c) 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới;
d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.
...

Như vậy, giáo viên trung học phổ thông mỗi năm dành 03 tuần để bồi dưỡng nâng cao trình độ.

Giáo viên trung học phổ thông mỗi năm dành bao nhiêu thời gian để bồi dưỡng nâng cao trình độ?

Giáo viên trung học phổ thông mỗi năm dành bao nhiêu thời gian để bồi dưỡng nâng cao trình độ? (Hình từ Internet)

Định mức tiết dạy của giáo viên trung học phổ thông là bao nhiêu tiết trong một tuần?

Căn cứ Điều 6 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT được bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT quy định về định mức tiết dạy như sau:

Định mức tiết dạy
Định mức tiết dạy là số tiết lý thuyết hoặc thực hành của mỗi giáo viên phải giảng dạy trong một tuần, cụ thể như sau:
1. Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 23 tiết, giáo viên trung học cơ sở là 19 tiết, giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết;
2. Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú là 17 tiết ở cấp trung học cơ sở, 15 tiết ở cấp trung học phổ thông;
Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú là 21 tiết ở cấp tiểu học, 17 tiết ở cấp trung học cơ sở;
Định mức tiết dạy của giáo viên trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật là 21 tiết đối với giáo viên ở cấp tiểu học, 17 tiết đối với giáo viên ở cấp trung học cơ sở.
2a. Định mức tiết dạy của giáo viên trường dự bị đại học là 12 tiết
3. Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trường hạng I dạy 2 tiết một tuần, trường hạng II dạy 1/3 định mức tiết dạy, trường hạng III dạy 1/2 định mức tiết dạy của giáo viên cùng cấp học. Việc phân hạng các trường phổ thông theo quy định hiện hành.
Theo đó, giáo viên phổ thông công lập có định mức tiết dạy cao nhất là giáo viên tiểu học, cụ thể là 23 tiết.

Như vậy, định mức tiết dạy của giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết trong một tuần. Ngoài ra, định mức tiết dạy của giáo viên trung học phổ thông tộc nội trú là 15 tiết.

Giáo viên chủ nhiệm lớp trung học phổ thông được giảm bao nhiêu tiết trong một tuần?

Căn cứ Điều 8 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT được bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT quy đinh về chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm các công việc chuyên môn như sau:

Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm các công việc chuyên môn
1. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở cấp tiểu học được giảm 3 tiết/tuần, ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông được giảm 4 tiết/tuần.
2. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông dân tộc nội trú cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông được giảm 4 tiết/tuần. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường chuyên, trường bán trú được giảm 4 tiết/tuần. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật được giảm 3 tiết/tuần.
2a. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường dự bị đại học được giảm 3 tiết/tuần.
3. Giáo viên kiêm phụ trách phòng học bộ môn được giảm 3 tiết/môn/tuần.
4. Giáo viên kiêm nhiệm phụ trách công tác văn nghệ, thể dục toàn trường, phụ trách vườn trường, xưởng trường, phòng thiết bị, thư viện (nếu các công tác này chưa có cán bộ chuyên trách) được tính giảm từ 2 - 3 tiết/tuần tùy khối lượng công việc và do hiệu trưởng quyết định.
5. Tổ trưởng bộ môn được giảm 3 tiết/tuần.
5a. Tổ phó chuyên môn được giảm 1 tiết/tuần”.
“5b. Giáo viên kiêm trưởng phòng chức năng trường dự bị đại học được giảm 3 tiết/tuần;
Giáo viên kiêm phó trưởng phòng chức năng trường dự bị đại học được giảm 1 tiết/tuần

Như vậy, giáo viên chủ nhiệm lớp trung học phổ thông được giảm 4 tiết trong một tuần.

Giáo viên trung học phổ thông
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên trung học phổ thông mỗi năm dành bao nhiêu thời gian để bồi dưỡng nâng cao trình độ?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên trung học phổ thông có thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên trung học phổ thông dạy bao nhiêu tiết trong tuần?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên trung học phổ thông là Bí thư Đoàn trường được hưởng các chế độ, chính sách gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên trung học phổ thông công lập có yêu cầu về trình độ đào tạo như thế nào?
Tác giả: Mạc Duy Văn
Lượt xem: 80

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;