Giáo viên tiểu học không được phê bình học sinh trước cả lớp hoặc trong cuộc họp chung với cha mẹ học sinh đúng không?

Có được phê bình học sinh trước cả lớp hoặc trong cuộc họp chung với cha mẹ học sinh đối với giáo viên tiểu học?

Giáo viên là ai?

Tại khoản 1 Điều 66 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:

Vị trí, vai trò của nhà giáo
1. Nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong cơ sở giáo dục, trừ cơ sở giáo dục quy định tại điểm c khoản 1 Điều 65 của Luật này.
Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung cấp gọi là giáo viên; nhà giáo giảng dạy từ trình độ cao đẳng trở lên gọi là giảng viên.
2. Nhà giáo có vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục, có vị thế quan trọng trong xã hội, được xã hội tôn vinh.

Theo đó, giáo viên là nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung cấp.

Giáo viên tiểu học không được phê bình học sinh trước cả lớp hoặc trong cuộc họp chung với cha mẹ học sinh đúng không?

Tại Điều 38 Điều lệ trường tiểu học được ban ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT, quy định học sinh có khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện và các phong trào thi đua, tuỳ theo mức độ vi phạm có thể thực hiện các biện pháp kỉ luật sau:

Nhắc nhở, hỗ trợ giúp đỡ trực tiếp để học sinh tiến bộ hơn;

Thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm.

Giáo viên không được phê bình học sinh trước cả lớp, trước toàn trường hoặc trong cuộc họp chung với cha mẹ học sinh.

Vậy, giáo viên tiểu học không được phê bình học sinh trước cả lớp hoặc trong cuộc họp chung với cha mẹ học sinh.

Giáo viên tiểu học không được phê bình học sinh trước cả lớp hoặc trong cuộc họp chung với cha mẹ học sinh đúng không?

Giáo viên tiểu học không được phê bình học sinh trước cả lớp hoặc trong cuộc họp chung với cha mẹ học sinh đúng không?

Để trở thành giáo viên tiểu học cần đáp ứng những điều kiện gì?

Căn cứ tại Điều 72 Luật Giáo dục 2019 quy định trình độ chuẩn đào tạo của nhà giáo như sau:

Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo
1. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:
a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non;
b) Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;
c) Có bằng thạc sĩ đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;
d) Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
2. Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định việc sử dụng nhà giáo trong trường hợp không đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này.

Theo đó để trở thành giáo viên tiểu học phải có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên.

Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

Giáo viên tiểu học phổ thông dân tộc nội trú dạy bao nhiêu tiết một tuần theo quy định?

Tại khoản 1 Điều 6 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT được sửa đổi bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT quy định:

Định mức tiết dạy
Định mức tiết dạy là số tiết lý thuyết hoặc thực hành của mỗi giáo viên phải giảng dạy trong một tuần, cụ thể như sau:
1. Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 23 tiết, giáo viên trung học cơ sở là 19 tiết, giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết;
2. Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú là 17 tiết ở cấp trung học cơ sở, 15 tiết ở cấp trung học phổ thông;
Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú là 21 tiết ở cấp tiểu học, 17 tiết ở cấp trung học cơ sở;
Định mức tiết dạy của giáo viên trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật là 21 tiết đối với giáo viên ở cấp tiểu học, 17 tiết đối với giáo viên ở cấp trung học cơ sở.
Định mức tiết dạy của giáo viên trường dự bị đại học là 12 tiết.
3. Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trường hạng I dạy 2 tiết một tuần, trường hạng II dạy 1/3 định mức tiết dạy, trường hạng III dạy 1/2 định mức tiết dạy của giáo viên cùng cấp học. Việc phân hạng các trường phổ thông theo quy định hiện hành.

Như vậy, định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học trường phổ thông dân tộc bán trú là 21 tiết/tuần.

Giáo viên tiểu học
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Mức đóng bảo hiểm xã hội của giáo viên tiểu học?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên trường tiểu học công lập bị buộc thôi việc khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bao nhiêu mô đun bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên tiểu học cần có trình độ chuẩn như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên tiểu học có cần phải đáp ứng chuẩn nghề nghiệp về ngoại ngữ tiếng anh không?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên tiểu học hạng 2 muốn nâng lên hạng 1 cần thời gian bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Chi tiết nhiệm vụ của giáo viên tiểu học hạng 2 ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên tiểu học hạng 3 muốn nâng lên hạng 1 cần thời gian bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên tiểu học dạy bao nhiêu tiết một tuần theo Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên tiểu học hạng 3 muốn nâng lên hạng 2 cần thời gian bao lâu?
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;