14:25 | 23/07/2024

Giáo viên mầm non công lập dành thời gian cho việc chuẩn bị năm học mới bao lâu?

Thời gian làm việc của giáo viên mầm non công lập dành bao nhiêu cho việc chuẩn bị năm học mới?

Giáo viên mầm non công lập dành thời gian cho việc chuẩn bị năm học mới bao lâu?

Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT quy định về thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên như sau:

Thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên
1. Thời gian làm việc trong một năm của giáo viên mầm non là 42 tuần, trong đó:
a) 35 tuần làm công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ (sau đây gọi chung là dạy trẻ);
b) 04 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;
c) 02 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới;
d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.
2. Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên mầm non gồm: nghỉ hè và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:
a) Thời gian nghỉ hè của giáo viên là 08 tuần, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp, trợ cấp (nếu có);
b) Các ngày nghỉ khác thực hiện theo quy định của Bộ Luật lao động và các quy định hiện hành.
Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định.

Theo đó, thời gian làm việc trong một năm của giáo viên mầm non là 42 tuần, trong đó:

- 35 tuần làm công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ (sau đây gọi chung là dạy trẻ);

- 04 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;

- 02 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới;

- 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.

Như vậy, đối chiếu quy định thì giáo viên mầm non sẽ có 2 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới.

Giáo viên mầm non công lập dành thời gian cho việc chuẩn bị năm học mới là bao nhiêu?

Giáo viên mầm non công lập dành thời gian cho việc chuẩn bị năm học mới bao lâu? (Hình từ Internet)

Giáo viên mầm non công lập dạy 2 buổi ngày thì tổng giờ dạy trong tuần sẽ là bao lâu?

Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT quy định về giờ dạy cảu giáo viên như sau:

Giờ dạy của giáo viên
1. Đối với giáo viên dạy các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 02 buổi/ngày, mỗi giáo viên dạy trên lớp đủ 6 giờ/ngày và thực hiện các công việc chuẩn bị cho giờ dạy trên lớp cũng như các công việc khác do Hiệu trưởng quy định để quy đổi đảm bảo làm việc 40 giờ/tuần.
2. Đối với giáo viên dạy các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 01 buổi/ngày, mỗi giáo viên dạy trên lớp đủ 04 giờ/ngày và thực hiện các công việc chuẩn bị cho giờ dạy trên lớp cũng như các công việc khác do Hiệu trưởng quy định để quy đổi đảm bảo làm việc 40 giờ/tuần.
3. Đối với giáo viên dạy lớp có trẻ khuyết tật học hòa nhập, mỗi giáo viên dạy đủ số giờ theo quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này; trong đó, cứ có 01 trẻ khuyết tật/lớp, mỗi giáo viên được tính thêm 0,5 giờ dạy/ngày.
4. Đối với hiệu trưởng và phó hiệu trưởng, ngoài việc thực hiện nhiệm vụ của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng theo quy định tại Điều lệ trường mầm non, hiệu trưởng phải trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục (dạy trẻ hoặc dự giờ dạy trẻ của giáo viên trong trường) 02 giờ trong một tuần; phó hiệu trưởng phải trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục 04 giờ trong một tuần.

Như vậy, giáo viên mầm non dạy lớp mẫu giáo 2 buổi ngày thì giờ dạy sẽ là đủ 6 giờ/ngày và đồng thời thực hiện các công việc chuẩn bị cho giờ dạy trên lớp cũng như các công việc khác do Hiệu trưởng quy định để quy đổi đảm bảo làm việc 40 giờ/tuần.

Giáo viên mầm non công lập phải có trình độ chuẩn như thế nào?

Căn cứ theo Điều 72 Luật Giáo dục 2019 quy định về trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo như sau:

[-] Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non;

*Lưu ý: Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 72 Luật Giáo dục 2019.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định việc sử dụng nhà giáo trong trường hợp không đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 72 Luật Giáo dục 2019.

Như vậy, giáo viên mầm non công lập phải có trình độ chuẩn là có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên.

Giáo viên mầm non công lập được hưởng chính sách đào tạo bồi dưỡng như thế nào?

Căn cứ Điều 73 Luật Giáo dục 2019, thì giáo viên mầm non công lập được hưởng chính sách đào tạo bồi dưỡng như sau:

- Nhà nước có chính sách đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ cho nhà giáo; nhà giáo được cử đi đào tạo, bồi dưỡng được hưởng lương và phụ cấp theo quy định của Chính phủ.

- Cơ sở giáo dục có trách nhiệm tạo điều kiện để nhà giáo được đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn theo quy định của pháp luật.

Giáo viên mầm non
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Mức hỗ trợ giáo viên mầm non ở địa bàn có khu công nghiệp là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên mầm non dạy lớp ghép, tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số được hưởng chính sách gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên mầm non không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Muốn làm giáo viên mầm non thì học khối nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên mầm non dạy bao nhiêu tuần trong 1 năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Lộ trình nâng trình độ chuẩn đào tạo với giáo viên mầm non như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên mầm non phải có phẩm chất nào? Mẫu phiếu tự đánh giá giáo viên mầm non mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non theo Thông tư 26 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên mầm non hạng 1 có tiêu chuẩn gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên mầm non hạng 1 mã số gì?
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;