11:11 | 25/07/2024

Giáo viên làm chủ nhiệm lớp phải đảm thực hiện những nhiệm vụ nào?

Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp là gì? Thời gian làm việc trong năm của giáo viên các cấp như thế nào?

Giáo viên làm chủ nhiệm lớp phải đảm thực hiện những nhiệm vụ nào?

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT thì giáo viên làm chủ nhiệm lớp phải thực hiện những nhiệm vụ sau:

- Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục sát với đối tượng nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của từng học sinh và của cả lớp;

- Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, chủ động phối hợp với các giáo viên bộ môn, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, các đoàn thể và các tổ chức xã hội khác có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh của lớp mình chủ nhiệm;

- Nhận xét, đánh giá xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học, đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh, đề nghị danh sách học sinh được lên lớp, danh sách học sinh phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp, hoàn chỉnh việc ghi vào sổ điểm và học bạ học sinh;

- Tham gia hướng dẫn hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục và rèn luyện học sinh do nhà trường tổ chức;

- Báo cáo thường kì hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng.

Ngoài ra, giáo viên làm chủ nhiệm lớp phải thực hiện nhiệm vụ được quy định tại Điều 3 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT quy định:

- Giáo viên làm chủ nhiệm lớp phải thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Điều lệ trường tiểu học, Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;

- Giáo viên làm chủ nhiệm lớp phải thực hiện quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường chuyên, trường dự bị đại học.

Giáo viên làm chủ nhiệm lớp phải đảm thực hiện những nhiệm vụ nào?

Giáo viên làm chủ nhiệm lớp phải đảm thực hiện những nhiệm vụ nào? (Hình từ Internet)

Giáo viên tiểu học, THCS, THPT sẽ có thời gian làm việc trong năm học như thế nào?

Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT quy đinh về thời gian làm việc của giáo viên tiểu học, THCS, THPT như sau:

(1) Đối với giáo viên tiểu học

Thời gian làm việc trong năm học là 42 tuần, trong đó:

- 35 tuần dành cho việc giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.

- 05 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.

- 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới.

- 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.

(2) Giáo viên THCS, THPT:

Thời gian làm việc của giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông trong năm học là 42 tuần, trong đó

- Thời gian làm việc của giáo viên trường dự bị đại học là 42 tuần, trong đó:

+ 28 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch năm học;

+ 12 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, xây dựng tài liệu, nghiên cứu khoa học và một số hoạt động khác theo kế hoạch năm học;

+ 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới;

+ 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.

- 03 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.

- 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới.

- 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.

Thời gian làm việc của giáo viên không được tính hưởng phụ cấp thâm niên giáo viên gồm?

Căn cứ Điều 3 Nghị định 77/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Thời gian tính hưởng và thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên
1. Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên
Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên được xác định bằng tổng các thời gian sau:
a) Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục công lập.
b) Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập (đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập mà trước đây đã giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục ngoài công lập).
c) Thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên, gồm: thời gian làm việc được xếp lương theo một trong các ngạch hoặc chức danh của các chuyên ngành hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm, dự trữ quốc gia, kiểm tra đảng; thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên trong quân đội, công an, cơ yếu và thời gian làm việc được tính hưởng thâm niên ở ngành, nghề khác (nếu có).
d) Thời gian đi nghĩa vụ quân sự theo luật định mà trước khi đi nghĩa vụ quân sự đang được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề.
2. Thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên
a) Thời gian tập sự.
b) Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên.
c) Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
d) Thời gian đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước và ở nước ngoài vượt quá thời hạn do cơ quan có thẩm quyền quyết định.
đ) Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử.
e) Thời gian không làm việc khác ngoài quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 2 Điều này.

Như vậy, thời gian làm việc của giáo viên không được tính hưởng phụ cấp thâm niên bao gồm những thời gian sau:

- Thời gian tập sự.

- Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên.

- Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định.

- Thời gian đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước và ở nước ngoài vượt quá thời hạn do cơ quan có thẩm quyền quyết định.

- Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử.

- Thời gian không làm việc khác ngoài quy định trên đây.

Chủ nhiệm lớp
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên làm chủ nhiệm lớp phải đảm thực hiện những nhiệm vụ nào?
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;