08:10 | 15/08/2024

Giáo viên không nghỉ việc thì có được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe hay không?

Giáo viên có được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe khi không nghỉ việc?

Giáo viên không nghỉ việc thì có được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe hay không?

Căn cứ Điều 13 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 8, khoản 9 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH quy định về dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản như sau:

Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản
...
3. Đối với lao động nữ trong một năm vừa nghỉ việc hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33 của Luật Bảo hiểm xã hội; vừa nghỉ việc hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật Bảo hiểm xã hội thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong năm đối với mỗi trường hợp không quá thời gian tối đa quy định tại khoản 2 Điều 41 của Luật Bảo hiểm xã hội.
4. Trường hợp người lao động không nghỉ việc thì không được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe

Như vậy, giáo viên không nghỉ việc thì được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.

Giáo viên không nghỉ việc thì có được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe hay không?

Giáo viên không nghỉ việc thì có được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe hay không? (Hình từ Internet)

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe của giáo viên có bao gồm ngày nghỉ lễ?

Tại Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản như sau:

Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản
1. Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.
2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
b) Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
c) Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.
3. Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

Như vậy, thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe của giáo viên bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

Bên cạnh đó thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe của giáo viên là từ 05 ngày đến 10 ngày cụ thể:

- Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;

- Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;

- Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.

Trong thời gian bao lâu giáo viên được giải quyết hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản?

Căn cứ Điều 103 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về giải quyết hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản như sau:

Giải quyết hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản
1. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày người lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản, người sử dụng lao động lập danh sách và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Như vậy, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày giáo viên đủ điều kiện hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản, người sử dụng lao động lập danh sách và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho giáo viên; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Chế độ thai sản
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Cách tính tiền chế độ thai sản của giáo viên khi sinh đôi?
Hỏi đáp Pháp luật
Trong thời gian đang nghỉ thai sản đơn vị có ra quyết định kỷ luật giáo viên nữ được hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên đi làm sớm trước 01 tháng sau khi nghỉ thai sản có phải hoàn lại tiền hưởng bảo hiểm thai sản không?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên không nghỉ việc thì có được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên không nghỉ dưỡng sức sau sinh có được tiền?
Tác giả: Mạc Duy Văn
Lượt xem: 176

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;