Giáo viên hợp đồng có phải là viên chức không?
Giáo viên hợp đồng có phải là viên chức không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Viên chức 2010 quy định về viên chức như sau:
Viên chức
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Đồng thời căn cứ Điều 9 Luật Viên chức 2010 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019) quy định về đơn vị sự nghiệp công lập như sau:
Đơn vị sự nghiệp công lập và cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập
1. Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước.
2. Đơn vị sự nghiệp công lập gồm:
a) Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ);
b) Đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ).
3. Chính phủ quy định chi tiết tiêu chí phân loại đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại khoản 2 Điều này đối với từng lĩnh vực sự nghiệp; việc chuyển đổi đơn vị sự nghiệp sang mô hình doanh nghiệp, trừ đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực y tế và giáo dục; chế độ quản lý đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo nguyên tắc bảo đảm tinh gọn, hiệu quả.
4. Căn cứ điều kiện cụ thể, yêu cầu quản lý đối với mỗi loại hình đơn vị sự nghiệp công lập trong từng lĩnh vực, Chính phủ quy định việc thành lập, cơ cấu chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập, mối quan hệ giữa Hội đồng quản lý với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
Theo đó, chỉ đối với giáo viên làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo hợp đồng làm việc thì sẽ được xem là viên chức.
Ngược lại, đối với giáo viên làm việc theo hợp đồng lao động với đơn vị sự nghiệp công lập (hay thường gọi là giáo viên hợp đồng).
Lúc này, quan hệ lao động giữa các bên sẽ là người lao động và người sử dụng lao động. Đây là quan hệ lao động được điều chỉnh bởi Bộ luật Lao động 2019 mà không thuộc trường hợp quy định của Luật Viên chức 2010.
Do đó, giáo viên hợp đồng là người lao động, không phải viên chức hay công chức.
Giáo viên hợp đồng có phải là viên chức không? (Hình từ Internet)
Giáo viên hợp đồng có tính lương theo lương cơ sở không?
Như đã đề cập ở trên thì giáo viên hợp đồng là người ký hợp đồng lao động với các trường học (bao gồm cả trường công lập và trường tư thục), hưởng lương theo thỏa thuận giữa giáo viên và cơ sở giáo dục nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
Theo đó, lương giáo viên hợp đồng không tính lương theo lương cơ sở mà áp dụng theo mức lương tối thiểu vùng cũng sẽ tăng theo mức lương tối thiểu vùng mới khi giáo viên hợp đồng và nhà trường có thỏa thuận tăng lương theo mức lương tối thiểu vùng.
Cụ thể:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng mới từ 01/7/2024 của người lao động sẽ tăng dao động từ 200.000 - 280.000 đồng/tháng:
Vùng | Mức lương tối thiểu tháng từ 01/7/2024 |
Vùng 1 | 4.960.000 |
Vùng 2 | 4.410.000 |
Vùng 3 | 3.860.000 |
Vùng 4 | 3.450.000 |
Quy định về áp dụng mức lương tối thiểu đối với giáo viên từ 1/7/2024 như thế nào?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 74/2024/NĐ-CP thì việc áp dụng mức lương tối thiểu đối với giáo viên từ 1/7/2024 như sau:
- Mức lương tối thiểu tháng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động nói chung và giáo viên nói riêng áp dụng hình thức trả lương theo tháng, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của giáo viên đó làm việc đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng.
- Mức lương tối thiểu giờ là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với giáo viên áp dụng hình thức trả lương theo giờ, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của giáo viên làm việc trong một giờ và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu giờ.
- Đối với giáo viên áp dụng hình thức trả lương theo tuần hoặc theo ngày hoặc các hình thức khác thì mức lương của các hình thức trả lương này sẽ quy đổi theo tháng hoặc theo giờ không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng hoặc mức lương tối thiểu giờ. Mức lương quy đổi theo tháng hoặc theo giờ trên cơ sở thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động lựa chọn theo quy định của pháp luật lao động.
- 4 Lí do học thuyết giá trị thặng dư được coi là Hòn đá tảng? Đối tượng nào bắt buộc học môn Kinh tế chính trị Mác-Lênin?
- Top 3 đoạn văn kể lại câu chuyện Cóc kiện Trời ngắn gọn lớp 5? Học sinh lớp 5 được xét hoàn thành chương trình lớp học khi nào?
- Mẫu viết bài văn nghị luận về lối sống ảo mà một số người đang theo đuổi lớp 8? Nội dung nói và nghe môn Ngữ văn lớp 8 có yêu cầu cần đạt ra sao?
- Đề thi IOE cấp trường lớp 5 có đáp án? Kiến thức ngôn ngữ Tiếng Anh cần có ở cấp tiểu học là gì?
- Sinh viên năm nhất bị cảnh cáo học tập khi điểm trung bình tích lũy bao nhiêu?
- Mẫu văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống lớp 8? Yêu cầu cần đạt đối với khả năng đọc hiểu văn bản thông tin của học sinh lớp 8?
- Mẫu viết bài văn trình bày ý kiến về tình trạng nói tục ở học sinh hiện nay môn Ngữ văn lớp 6?
- Tóm tắt Châu Á từ nửa sau thế kỉ 19 đến đầu thế kỉ 20 môn Lịch sử lớp 8? Yêu cầu cần đạt của Chương 5 môn Lịch sử lớp 8?
- Soạn bài Đồ gốm gia dụng của người Việt ngắn nhất? Chuyên đề học tập môn Ngữ văn học sinh lớp 11 gồm những nội dung gì?
- Mẫu bài văn nghị luận xã hội về đam mê trong cuộc sống lớp 12? Môn Ngữ văn có phải là môn học bắt buộc không?