Giáo viên dạy trường đại học tư thục thì thời gian nghỉ hè bao nhiêu tuần?
Giáo viên dạy trường đại học tư thục thì thời gian nghỉ hè bao nhiêu tuần?
Căn cứ Điểm c Khoản 1 Điều 3 Nghị định 84/2020/NĐ-CP quy định thời gian nghỉ hè của nhà giáo như sau:
Thời gian nghỉ hè của nhà giáo
1. Thời gian nghỉ hè của nhà giáo:
a) Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường chuyên biệt là 08 tuần, bao gồm cả nghỉ phép hằng năm.
b) Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên trường trung cấp và giảng viên trường cao đẳng là 06 tuần, bao gồm cả nghỉ phép hằng năm.
c) Thời gian nghỉ hè hằng năm của giảng viên cơ sở giáo dục đại học được thực hiện theo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học;
d) Trong trường hợp đột xuất, khẩn cấp để phòng chống thiên tai, dịch bệnh hoặc trường hợp cấp bách, thời gian nghỉ hè của nhà giáo cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường chuyên biệt, trường trung cấp và trường cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định theo thẩm quyền.
Như vậy, đối chiếu với quy định trên thì thời gian nghỉ hè hằng năm của giảng viên cơ sở giáo dục đại học (bao gồm cả trường tư) được thực hiện theo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học.
Giáo viên dạy trường đại học tư thục thì thời gian nghỉ hè bao nhiêu tuần? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền cho phép thành lập trường đại học tư thục?
Tại khoản 1 Điều 88 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định về thủ tục thành lập trường đại học công lập hoặc cho phép thành lập trường đại học tư thục như sau:
Thủ tục thành lập trường đại học công lập hoặc cho phép thành lập trường đại học tư thục
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập trường đại học công lập hoặc cho phép thành lập trường đại học tư thục.
2. Quy trình thành lập trường đại học gồm hai bước:
a) Phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập;
b) Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập.
...
Như vậy, thẩm quyền cho phép thành lập trường đại học tư thục thuộc về Thủ tướng Chính phủ.
Trình tự đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép thành lập trường đại học tư thục gồm những gì?
Theo quy định tại khoản 6 Điều 88 Nghị định 46/2017/NĐ-CP thì trình tự đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép thành lập trường đại học tư thục như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Chủ đề án gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đề đến Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Hồ sơ gồm:
- Văn bản phê duyệt chủ trương cho phép thành lập trường đại học tư thục của Thủ tướng Chính phủ;
- Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu giấy chứng nhận đầu tư đối với việc thành lập trường đại học tư thục do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp;
- Văn bản pháp lý xác nhận về quyền sử dụng đất hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền giao đất hoặc cho thuê đất từ 50 năm trở lên để xây dựng trường, trong đó xác định rõ địa điểm, mốc giới, địa chỉ, diện tích của khu đất nơi trường đặt trụ sở chính;
- Quy hoạch xây dựng trường và thiết kế tổng thể đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
- Văn bản báo cáo chi tiết về tình hình triển khai Dự án đầu tư thành lập trường của Ban quản lý dự án kèm theo ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính;
- Dự kiến ngành, nghề đào tạo, cán bộ quản lý và quy mô đào tạo;
- Các văn bản pháp lý xác nhận về vốn của chủ đầu tư do ban quản lý dự án đang được giao quản lý
Bước 2: Xem xét, sửa đổi, bổ sung, thẩm định hồ sơ
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho chủ đề án biết để sửa đổi, bổ sung;
Đối với hồ sơ đã đầy đủ theo quy định, trong vòng 60 ngày làm việc, Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, tổ chức thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế để đánh giá chính xác về những điều kiện và nội dung đề án, hoàn thiện hồ sơ gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ xin ý kiến bằng văn bản đối với các đề án đáp ứng điều kiện theo quy định và có văn bản thông báo cho chủ đề án đối với những đề án chưa đủ điều kiện.
Việc thẩm định thực tế đề án do Hội đồng thẩm định gồm: Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính thực hiện.
Hội đồng thẩm định do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập và có nhiệm vụ tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tính khả thi của đề án để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;
Bước 3: Hoàn thiện hồ sơ đề án trình và Thủ tướng Chính phủ quyết định
Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, đơn vị liên quan, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổng hợp các ý kiến, hoàn thiện hồ sơ đề án và trình Thủ tướng Chính phủ;
- Ở vùng biển miền Nam, cá tập trung nhiều nhất vào khoảng thời gian nào trong năm? Yêu cầu về phương pháp giáo dục môn Địa lí là gì?
- Https timhieulichsu thaibinh gov vn dang ky Link tham gia Cuộc thi Lịch sử Đảng bộ, lịch sử tỉnh Thái Bình 2025?
- Top 4 mẫu bài nghị luận xã hội 400 chữ về ước mơ hoài bão của tuổi trẻ? Kiểu văn bản và thể loại ở môn Ngữ văn lớp 12?
- Chế độ thủy triều ở Vịnh Bắc Bộ thuộc loại điển hình nào? Định hướng của phương pháp giáo dục môn Địa lí ra sao?
- Tỉnh thành phố trực thuộc trung ương nào có 2 huyện đảo? Yêu cầu cần đạt về năng lực tìm hiểu địa lí của học sinh lớp 10 như thế nào?
- Toàn bộ đáp án Tuần 1 Lịch sử Đảng bộ, lịch sử tỉnh Thái Bình 2025? Sứ mệnh chung của môn Lịch sử trong chương trình học là gì?
- Trọn bộ đáp án Cuộc thi tìm hiểu lịch sử 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh kỳ 1?
- Bãi biển nào được công nhận dài nhất Việt Nam? Các đặc điểm ở môn Địa lí bao gồm những gì?
- trangnguyen edu vn vào thi Trạng Nguyên Tiếng Việt vòng 8 như thế nào? Yêu cầu về nội dung giáo dục tiểu học ra sao?
- Trọng tâm của kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965) là gì? Học sinh khi học môn Lịch sử cần đảm bảo nhiệm vụ gì?