Giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số được đào tạo, bồi dưỡng ra sao?
Giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số được đào tạo, bồi dưỡng ra sao?
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 32/2021/TT-BGDĐT, giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số được đào tạo, bồi dưỡng như sau:
- Giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số được đào tạo ngành, chuyên ngành sư phạm về tiếng dân tộc thiểu số tại các cơ sở giáo dục đại học. Cơ sở giáo dục đại học được giao nhiệm vụ đào tạo giáo viên chuẩn bị đầy đủ các điều kiện mở ngành đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
- Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng được giao nhiệm vụ bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số tổ chức biên soạn tài liệu bồi dưỡng trên cơ sở Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
- Việc bồi dưỡng giáo viên dạy học tiếng dân tộc thiểu số thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số được đào tạo, bồi dưỡng ra sao? (Hình từ Internet)
Giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số phải đạt trình độ chuẩn được đào tạo như thế nào?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 32/2021/TT-BGDĐT quy định như sau:
Điều kiện tổ chức dạy học
1. Người dân tộc thiểu số ở địa phương có nguyện vọng, nhu cầu học tiếng dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục.
2. Bộ chữ tiếng dân tộc thiểu số được dạy và học trong các cơ sở giáo dục phải là bộ chữ cổ truyền đã được lưu hành và sử dụng rộng rãi trong cộng đồng dân tộc, được cơ quan chuyên môn xác định và được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là UBND cấp tỉnh) phê chuẩn hoặc bộ chữ được Chính phủ ban hành. Đối với các tiếng dân tộc thiểu số có nhiều bộ chữ, việc lựa chọn bộ chữ để dạy học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định.
3. Chương trình tiếng dân tộc thiểu số do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, sách giáo khoa tiếng dân tộc thiểu số được Bộ Giáo dục và đào tạo phê duyệt.
4. Giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số đạt trình độ chuẩn được đào tạo của cấp học tương ứng theo quy định tại Điều 72 Luật Giáo dục 2019. Trường hợp thiếu giáo viên đạt chuẩn có thể sử dụng người đủ điều kiện dạy học ở cấp học và có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số.
5. Cơ sở vật chất tại các lớp dạy học tiếng dân tộc thiểu số được trang bị như các lớp học thông thường khác, đáp ứng được chương trình giáo dục phổ thông. Thiết bị dạy học tiếng dân tộc thiểu số được trang bị theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cho từng chương trình dạy học tiếng dân tộc thiểu số.
Như vậy, giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số đạt trình độ chuẩn được đào tạo của cấp học tương ứng như sau:
- Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non;
- Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;
- Có bằng thạc sĩ đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;
- Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014.
Lưu ý: Trường hợp thiếu giáo viên đạt chuẩn có thể sử dụng người đủ điều kiện dạy học ở cấp học và có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số.
Giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số được hưởng phụ cấp trách nhiệm không?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 32/2021/TT-BGDĐT quy định như sau:
Về chế độ chính sách
1. Đối với người dạy:
a) Người dạy đảm bảo số giờ dạy theo định mức, trong đó có số tiết dạy tiếng dân tộc thiểu số từ 04 tiết/tuần trở lên đối với giáo viên; từ 02 tiết/tuần dạy tiếng dân tộc thiểu số trở lên đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và tương đương được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc bằng 0,3 so với mức lương cơ sở ngoài chế độ phụ cấp khác theo quy định. Không áp dụng chế độ phụ cấp này đối với giáo viên, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và tương đương đã được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 76/2019/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2019 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế;
b) Trường hợp người dạy tiếng dân tộc thiểu số có số tiết dạy vượt định mức quy định, số tiết dạy vượt định mức được thanh toán theo quy định hiện hành của nhà nước.
2. Đối với người học: Người học là người dân tộc thiểu số học tiếng dân tộc thiểu số tại các cơ sở giáo dục được nhà nước đảm bảo sách giáo khoa, tài liệu tham khảo phục vụ việc học tiếng dân tộc thiểu số.
3. Đối với cơ sở giáo dục được giao nhiệm vụ dạy học tiếng dân tộc thiểu số, thủ trưởng cơ sở giáo dục bố trí giáo viên dạy học tiếng dân tộc thiểu số đảm bảo đủ định mức theo quy định.
4. UBND cấp tỉnh có trách nhiệm đảm bảo kinh phí thực hiện chế độ chính sách dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số quy định tại Thông tư này theo đúng quy định hiện hành về phân cấp ngân sách nhà nước.
Như vậy, giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số được hưởng chính sách sau:
- Người dạy đảm bảo số giờ dạy theo định mức, trong đó có số tiết dạy tiếng dân tộc thiểu số từ 04 tiết/tuần trở lên đối với giáo viên;
- Từ 02 tiết/tuần dạy tiếng dân tộc thiểu số trở lên đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và tương đương được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc bằng 0,3 so với mức lương cơ sở ngoài chế độ phụ cấp khác theo quy định.
Đối tượng trên được nhận chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế.
Trường hợp người dạy tiếng dân tộc thiểu số có số tiết dạy vượt định mức quy định, số tiết dạy vượt định mức được thanh toán theo quy định hiện hành của nhà nước.
Lưu ý: Không áp dụng chế độ phụ cấp trách nhiệm này đối với giáo viên, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và tương đương đã được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo quy định tại Điều 12 Nghị định 76/2019/NĐ-CP.
- 3+ Kể một chuyến về thăm quê dịp Tết Nguyên Đán 2025? Đánh giá kết quả học tập của học sinh lớp 6 mức khá thì điểm trung bình môn là bao nhiêu?
- Thuyết minh về một lễ hội truyền thống ở quê hương em? Học sinh lớp 7 có được phép sử dụng máy tính laptop trong khi học không?
- Bảng lương giáo viên tiểu học 2025 theo Nghị quyết 159 như thế nào?
- Top 3+ tả cây bóng mát lớp 4? Mục tiêu của chương trình môn Tiếng Việt lớp 4 là gì?
- Top 8 mẫu Phân tích một yếu tố phá cách trong Bảo kính cảnh giới 150 từ? Kiến thức tiếng Việt môn Ngữ văn lớp 10 có gì?
- Khai bút đầu năm là gì? Khai bút đầu năm 2025 nên viết gì? Năm học 2024 2025 đánh giá, nhận xét học sinh theo Thông tư nào?
- Mùng 1 tết cha, mùng 2 tết mẹ, mùng 3 tết thầy nghĩa là gì?
- Danh sách thí sinh vào Vòng bán kết Bảng B Cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh?
- Chính thức: Kết quả vào Vòng bán kết Bảng A Cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh?
- Công thức tính hình trụ là gì? Công thức tính hình trụ được học ở chương trình lớp mấy?