Giáo dục hòa nhập có giáo dục cho người không khuyết tật không?
Giáo dục hòa nhập có giáo dục cho người không khuyết tật không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 03/2018/TT-BGDĐT có định nghĩa về Giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật là phương thức giáo dục chung người khuyết tật với người không khuyết tật trong cơ sở giáo dục.
Bên cạnh đó, mục tiêu của giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật tại Điều 3 Thông tư 03/2018/TT-BGDĐT như sau:
- Người khuyết tật được phát triển khả năng của bản thân, được hòa nhập và tăng cơ hội đóng góp cho cộng đồng.
- Đảm bảo quyền học tập bình đẳng, chất lượng và phù hợp với đặc điểm, khả năng của người khuyết tật.
Như vậy, giáo dục hòa nhập sẽ dành cho cả những người không khuyết tật.
Giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật là gì? (Hình từ Internet)
Cách bố trí lớp học giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật như thế nào?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 03/2018/TT-BGDĐT có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo dục thực hiện giáo dục hòa nhập như sau:
- Phát hiện, huy động và tiếp nhận người khuyết tật học tập tại cơ sở giáo dục.
- Sắp xếp, bố trí các lớp học phù hợp với người khuyết tật; đảm bảo mỗi lớp học hòa nhập có không quá 02 (hai) người khuyết tật. Trường hợp đặc biệt, thủ trưởng cơ sở giáo dục căn cứ vào Điều kiện thực tế có thể sắp xếp, bố trí thêm người khuyết tật trong một lớp học để đảm bảo cho những người khuyết tật có nhu cầu học hòa nhập đều được đi học.
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động can thiệp sớm, giáo dục hòa nhập; tư vấn, định hướng nghề nghiệp phù hợp nhu cầu và khả năng của người khuyết tật.
- Xây dựng môi trường giáo dục hòa nhập, thân thiện, đảm bảo người khuyết tật được tôn trọng, hỗ trợ, hợp tác và được tham gia bình đẳng trong mọi hoạt động giáo dục.
- Phối hợp với gia đình, cộng đồng, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, cơ sở giáo dục chuyên biệt thực hiện giáo dục hòa nhập.
- Hỗ trợ thực hiện các hoạt động can thiệp sớm và phát triển kỹ năng cơ bản cho người khuyết tật để hòa nhập cộng đồng.
- Cung cấp thông tin về giáo dục của người khuyết tật đang học hòa nhập tại cơ sở giáo dục cho hội đồng xác định mức độ khuyết tật của xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).
- Phát triển năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên, nhân viên đáp ứng nhiệm vụ giáo dục hòa nhập.
- Huy động nhân lực hỗ trợ giáo dục hòa nhập và sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước dành cho việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục hòa nhập theo quy định của pháp luật.
Như vậy, có thể thấy rằng cách bố trí lớp học giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật phải đảm bảo mỗi lớp học hòa nhập có không quá 02 (hai) người khuyết tật.
*Lưu ý: trường hợp đặc biệt, thủ trưởng cơ sở giáo dục căn cứ vào Điều kiện thực tế có thể sắp xếp, bố trí thêm người khuyết tật trong một lớp học để đảm bảo cho những người khuyết tật có nhu cầu học hòa nhập đều được đi học.
Đây cũng là một trong các nhiệm vụ của cơ sở giáo dục thực hiện giáo dục hòa nhập đối với các em học sinh.
3 Nhiệm vụ và 7 quyền lời của người khuyết tật khi tham gia giáo dục hòa nhập?
*Về nhiệm vụ của người khuyết tật (Điều 14 Thông tư 03/2018/TT-BGDĐT)
Ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ của người học theo quy định, người khuyết tật tham gia giáo dục hòa nhập thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
- Học tập và rèn luyện theo kế hoạch giáo dục cá nhân của người khuyết tật
- Thông tin tình hình sức khỏe, khả năng học tập, đề xuất nhu cầu hỗ trợ với gia đình, cơ sở giáo dục khi cần thiết.
- Tôn trọng cán bộ, giáo viên, nhân viên trong cơ sở giáo dục; đoàn kết, giúp đỡ, tương trợ nhau trong học tập và rèn luyện; thực hiện nội quy nhà trường; giữ gìn và bảo vệ tài sản chung.
* Về quyền của người khuyết tật (Điều 15 Thông tư 03/2018/TT-BGDĐT)
Ngoài các quyền của người học theo quy định, người khuyết tật học hòa nhập được hưởng các quyền sau đây:
- Người khuyết tật được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với độ tuổi nhập học theo quy định.
- Được học tập trong các cơ sở giáo dục phù hợp với trình độ, năng lực; được quan tâm, tôn trọng và bảo vệ, đối xử bình đẳng trong học tập, trong các hoạt động giáo dục để phát triển khả năng cá nhân; được cung cấp thông tin, cấp sách giáo khoa, học phẩm, học bổng theo quy định.
- Người khuyết tật được học tập, rèn luyện và hỗ trợ trong các giờ học cá nhân về kiến thức, kỹ năng đặc thù để học hòa nhập có hiệu quả.
- Được tư vấn về dịch vụ hỗ trợ, can thiệp sớm, giáo dục hòa nhập, định hướng nghề nghiệp phù hợp với khả năng và nhu cầu của người khuyết tật.
- Được bảo mật thông tin về tình trạng khuyết tật.
- Được tuyên dương, khen thưởng khi có thành tích trong học tập, rèn luyện.
- Được hưởng chính sách, chế độ về giáo dục đối với người khuyết tật theo quy định.
- Trường Đại học Nguyễn Huệ còn được gọi là? 3 yêu cầu cần có trong tuyển sinh đại học là gì?
- Gokids phần mềm giáo dục gì? Tính năng nổi bật của Gokids phần mềm giáo dục ra sao?
- Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sẽ học mấy tiết trong môn Giáo dục Quốc phòng và an ninh?
- Cách chứng minh 3 điểm thẳng hàng? Căn cứ đánh giá kết quả rèn luyện của học viên giáo dục thường xuyên cấp THCS?
- Top mẫu Đề thi cuối kì 1 GDCD 7 năm 2024 2025? Ngôn ngữ chữ viết đối với học sinh cấp 2 được quy định ra sao?
- Đáp án và hướng dẫn giải chi tiết đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 12? Các thiết bị nào dùng để thực hành dạy học môn Sinh học lớp 12?
- Chi tiết 02 đề thi cuối kì 1 lớp 1 môn Tiếng Việt đi kèm đáp án? Những kiến thức Tiếng Việt nào mà học sinh lớp 1 sẽ được học?
- WWW là gì? WWW ra đời năm nào? Học sinh ở lớp mấy thì bắt đầu học môn Tin học?
- Trình độ thạc sĩ có được làm hiệu trưởng trường đại học không?
- Đề thi cuối kì 1 môn Tiếng Anh lớp 5 đi kèm đáp án? Môn Tiếng Anh lớp 5 có những kiến thức ngôn ngữ gì?