Giáo dục giới tính cho trẻ được phân chia theo độ tuổi như thế nào?

Giáo dục giới tính được tích hợp vào chương trình môn Khoa học như thế nào? Giáo dục giới tính cho trẻ được phân chia theo độ tuổi như thế nào?

Giáo dục giới tính cho trẻ được phân chia theo độ tuổi như thế nào?

Hiện nay giáo dục giới tính chưa có môn học độc lập mà chỉ đơn thuần là đang lồng ghép vào các chương trình nhỏ lẽ điển hình là ở môn khoa học lớp 5. Đến khi Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 mới đề cập sâu hơn.

Theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 ban hành theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi Điều 1, Điều 2 Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT) ngày 26/12/2018, nội dung giáo dục giới tính được đưa vào Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội từ lớp 1, lớp 2, lớp 3 và Chương trình môn Khoa học lớp 4, lớp 5 quy định tại Phụ lục Chương trình giáo dục phổ thông môn khoa học ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi Điều 1, Điều 2 Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT).

Giáo dục giới tính cho trẻ từ các độ tuổi cho phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ như sau:

*Trẻ từ 1 đến 3 tuổi

Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu phát triển ngôn ngữ, đến cuối tuổi thứ 3 trẻ cơ bản đã làm chủ được ngôn ngữ. Trong giai đoạn này để giáo dục giới tính chúng ta sẽ dạy trẻ biết tên gọi của các bộ phận trong cơ thể những vị trí nhạy cảm.

Đồng thời, cha mẹ cần dạy cho trẻ biết được đâu là bộ phận mang tính riêng tư, kín đáo của mỗi người, không được phô bày ra ngoài và không được để người khác sờ vào.

*Trẻ từ 3 đến 6 tuổi

Ở giai đoạn này, trẻ bắt đầu khám phá thế giới xung quanh rất mạnh mẽ, ngôn ngữ đã phát triển và bổ sung nhiều vốn từ, đồng thời có nhiều hoạt động tương tác với bên ngoài.

Việc phân biệt giới tính được đặt lên mức độ mới: bạn trai và bạn gái tuy khác nhau những vẫn sẽ có những điểm giống nhau.

Giáo dục giới tính ở lứa tuổi này, chúng ta sẽ dạy trẻ thông qua hoạt động chơi đóng vai bố, mẹ, anh, chị, cô, chú,…để hướng dẫn trẻ cách phân biệt, người như thế nào thì gọi là anh, như thế nào thì gọi là chị,…

Qua đó sẽ giúp trẻ ý thức ban đầu về vai trò của mỗi giới, nam và nữ nên có những cách cư xử, cách giao tiếp ra sao, vai trò của người bố và người mẹ trong gia đình được thể hiện thế nào.

*Trẻ từ 6 đến 11 tuổi

Đây là giai đoạn trẻ phát triển trí nhớ và tư duy rất nhanh và mạnh. Trẻ bắt đầu có những tò mò về giới tính ví dụ cấu tạo của trẻ nữ, cấu tạo của trẻ nam như thế nào? hay con người được sinh ra từ đâu và bằng cách nào?

Để giải đáp thắc mắc này của trẻ, cha mẹ có thể trả lời một cách đơn giản như: “Để một em bé chào đời thì nhất định cần có sự góp sức của cha (tinh trùng) và mẹ (trứng) để tạo ra “hạt mầm” là con.

“Hạt mầm” sẽ dần lớn lên trong bụng của mẹ. Khoảng 9 tháng 10 ngày là lúc hạt mầm” đủ lớn và muốn ra ngoài, thế là con được sinh ra đời.

*Trẻ ở tuổi vị thành niên (từ 11 tuổi đến 18 tuổi)

Ở lứa tuổi này sự phát triển nổi bật nhất của trẻ là sự dậy thì, trẻ phát triển mạnh mẽ về tâm lý, sinh lý và các nhu cầu về tính dục. Trẻ bắt đầu mở rộng các mối quan hệ và có những cảm nhận về rung động, thích hay yêu mến một ai đó.

Việc giáo dục giới tính đặc biệt quan trọng và cần tập trung vào vấn đề giáo dục sức khoẻ sinh sản.

>>> Tải về Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội từ lớp 1,lớp 2 và lớp 3

>>> Tải về Chương trình môn Khoa học lớp 4 và 5

>>> Tải về Chương trình hoạt động trải nghiệm phổ thông

(Chương trình giáo dục phổ thông có một số nội dung được sửa đổi bởi Điều 1, Điều 2 Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT).

Giáo dục giới tính cho trẻ được phân chia theo độ tuổi như thế nào?

Giáo dục giới tính cho trẻ được phân chia theo độ tuổi như thế nào? (Hình từ Internet)

Giáo dục giới tính được tích hợp vào chương trình môn Khoa học ra sao?

Căn cứ theo Mục 8 Phụ lục Chương trình giáo dục phổ thông môn khoa học ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT như sau:

GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
...
4. Tích hợp giáo dục các vấn đề có liên quan vào môn học
Thực hiện tích hợp vào môn Khoa học một số nội dung như: giáo dục môi trường (bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học và thích ứng với biến đổi khí hậu), giáo dục giới tính, phòng tránh bị xâm hại,...trên cơ sở bảo đảm các nội dung được tích hợp có chọn lọc, không gượng ép, không làm thay đổi đặc trưng của môn học và không gây quá tải cho học sinh.

Như vậy, có thể thấy rằng việc giáo dục giới tính được tích hợp vào chương trình môn Khoa học chỉ nói đến giáo dục giới tính, phòng tránh bị xâm hại,...

Nội dung giáo dục giới tính ở cấp tiểu học phải đảm bảo điều kiện gì?

Căn cứ Công văn 850/BGDĐT-GDTH năm 2022 có hướng dẫn như sau:

Theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 ban hành theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018, nội dung giáo dục giới tính được đưa vào Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội từ lớp 1, lớp 2, lớp 3 và Chương trình môn Khoa học lớp 4, lớp 5. Các nội dung liên quan đến giáo dục giới tính như phòng tránh xâm hại,... cũng được đưa vào nội dung của một số môn học khác như Đạo đức, Hoạt động trải nghiệm từ lớp 1.
Như vậy, nội dung về giáo dục giới tính trong chương trình các môn học học chính thức, bắt buộc trong các lớp ở bậc tiểu học, các nội dung đưa vào bảo đảm phù hợp với phát triển tâm lý lứa tuổi của học sinh. Hiện nay Bộ GDĐT đang tiến hành xây dựng Chương trình giáo dục mầm non mới, Bộ GDĐT trân trọng cảm ơn ý kiến phản ánh của cử tri và tiếp tục nghiên cứu để đưa nội dung giáo dục giới tính vào trong nội dung Chương trình giáo dục mầm non mới một cách phù hợp với tâm sinh lý trẻ mầm non.

Như vậy, nội dung giá dục giới tính ở cấp tiểu học phải đảm bảo phù hợp với phát triển tâm lý lứa tuổi của học sinh.

Giáo dục giới tính
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo dục giới tính cho trẻ được phân chia theo độ tuổi như thế nào?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 810

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;