Giáo dục chính quy được hiểu là như thế nào?

Giáo dục chính quy có nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân không? Giáo dục chính quy được hiểu là như thế nào?

Giáo dục chính quy được hiểu là như thế nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Luật Giáo dục 2019 như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Giáo dục chính quy là giáo dục theo khóa học trong cơ sở giáo dục để thực hiện một chương trình giáo dục nhất định, được thiết lập theo mục tiêu của các cấp học, trình độ đào tạo và được cấp văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân.
...

Như vậy, đối chiếu quy định trên thì giáo dục chính quy là giáo dục theo khóa học trong cơ sở giáo dục để thực hiện một chương trình giáo dục nhất định.

Ngoài ra, giáo dục chính quy được thiết lập theo mục tiêu của các cấp học, trình độ đào tạo và được cấp văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân.

Giáo dục chính quy được hiểu là như thế nào?

Giáo dục chính quy được hiểu là như thế nào? (Hình từ Internet)

Giáo dục chính quy có nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Luật Giáo dục 2019, quy định về hệ thống giáo dục quốc dân như sau:

Hệ thống giáo dục quốc dân
1. Hệ thống giáo dục quốc dân là hệ thống giáo dục mở, liên thông gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.
2. Cấp học, trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
a) Giáo dục mầm non gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo;
b) Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông;
c) Giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác;
d) Giáo dục đại học đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ.
3. Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và Khung trình độ quốc gia Việt Nam; quy định thời gian đào tạo, tiêu chuẩn cho từng trình độ đào tạo, khối lượng học tập tối thiểu đối với trình độ của giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.
4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định ngưỡng đầu vào trình độ cao đẳng, trình độ đại học thuộc ngành đào tạo giáo viên và ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe.

Theo đó, hệ thống giáo dục quốc dân là hệ thống giáo dục mở, liên thông gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.

Như vậy, đối chiếu quy định thì giáo dục chính quy sẽ nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Chương trình giáo dục phải đảm bảo những yêu cầu như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Luật Giáo dục 2019, quy định về chương trình giáo dục phải đảm bảo những yêu cầu như sau:

- Chương trình giáo dục thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của người học; phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục; phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục; cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp học, mỗi cấp học hoặc các môn học, mô-đun, ngành học đối với từng trình độ đào tạo.

- Chương trình giáo dục phải bảo đảm tính khoa học và thực tiễn; kế thừa, liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo; tạo điều kiện cho phân luồng, chuyển đổi giữa các trình độ đào tạo, ngành đào tạo và hình thức giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân để địa phương và cơ sở giáo dục chủ động triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp; đáp ứng mục tiêu bình đẳng giới, yêu cầu hội nhập quốc tế. Chương trình giáo dục là cơ sở bảo đảm chất lượng giáo dục toàn diện.

- Chuẩn kiến thức, kỹ năng, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực người học quy định trong chương trình giáo dục phải được cụ thể hóa thành sách giáo khoa đối với giáo dục phổ thông; giáo trình và tài liệu giảng dạy đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học. Sách giáo khoa, giáo trình và tài liệu giảng dạy phải đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục.

- Chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo năm học đối với giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông; theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ hoặc kết hợp giữa tín chỉ và niên chế đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.

Kết quả học tập môn học hoặc tín chỉ, mô-đun mà người học tích lũy được khi theo học một chương trình giáo dục được công nhận để xem xét về giá trị chuyển đổi cho môn học hoặc tín chỉ, mô-đun tương ứng trong chương trình giáo dục khác khi người học chuyên ngành, nghề đào tạo, chuyển hình thức học tập hoặc học lên cấp học, trình độ đào tạo cao hơn.

- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định việc thực hiện chương trình giáo dục và việc công nhận về giá trị chuyển đổi kết quả học tập trong đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp.

Chương trình giáo dục
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Hệ thống giáo dục quốc dân là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Phương pháp giáo dục môn Hoá học theo chương trình 2018 thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thể lệ cuộc thi Trạng Nguyên Toàn Tài trên Internet năm học 2024 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Học liệu số là gì? Những điều kiện nào cần phải đảm bảo về học liệu số?
Hỏi đáp Pháp luật
Liên kết giáo dục với nước ngoài là gì? Đối tượng liên kết giáo dục với nước ngoài là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo dục chính quy được hiểu là như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Một học kỳ có bao nhiêu tuần năm học 2024 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Thực hiện chương trình liên kết giáo dục có yếu tố nước ngoài năm học 2024-2025 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Ngữ văn áp dụng cho học sinh lớp mấy?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 549

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;