18:05 | 23/07/2024

Giảng viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp có mức lương mới là bao nhiêu sau khi tăng lương cơ sở?

Sau khi tăng lương cơ sở thì mức lương của giảng viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp được nhận sẽ là bao nhiêu?

Giảng viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp có mức lương mới là bao nhiêu sau khi tăng lương cơ sở?

Căn cứ Điều 14 Thông tư 07/2023/TT-BLDTBXH quy định như sau:

Xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp
Viên chức được xếp lương vào các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp quy định tại Thông tư này được áp dụng bảng lương tương ứng ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, cụ thể như sau:
1. Giảng viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp - Mã số: V.09.02.01, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3 nhóm 1 (A3.1) từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00.
2. Giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính - Mã số: V.09.02.02, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2 nhóm 1 (A2.1) từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.
3. Giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết - Mã số: V.09.02.03, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.
4. Giảng viên giáo dục nghề nghiệp thực hành - Mã số: V.09.02.04, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0 từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89.
5. Giáo viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp - Mã số: V.09.02.05, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3 nhóm 2 (A3.2), từ hệ số lương 5,75 đến hệ số lương 7,55.
6. Giáo viên giáo dục nghề nghiệp chính - Mã số: V.09.02.06, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2 nhóm 1 (A2.1) từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.
7. Giáo viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết - Mã số: V.09.02.07, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.
8. Giáo viên giáo dục nghề nghiệp thực hành - Mã số: V.09.02.08, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0 từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89.
9. Giáo viên giáo dục nghề nghiệp - Mã số: V.09.02.09, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại B từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.

Như vậy, giảng viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3 nhóm 1 (A3.1) từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00.

Căn cứ theo Thông tư 07/2024/TT-BNV, tiền lương của cán bộ công chức viên chức được tính như sau:

Tiền lương = Lương cơ sở x Hệ số lương

Đồng thời, theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP khi thực hiện tăng lương cơ sở lên 2.340.000 đồng/tháng thì cách tính tiền lương từ 01/7/2024 như sau:

Tiền lương = 2.340.000 đồng x Hệ số lương

Như vậy, khi tăng lương cơ sở lên 2,34 thì lương của giảng viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp có thể nhận mức lương từ: 14.508.000 đồng/tháng đến 18.720.000 đồng/tháng.

Lưu ý: Mức lương trên chưa bao gồm các khoản phụ cấp, trợ cấp.

Giảng viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp có mức lương mới là bao nhiêu sau khi tăng lương cơ sở?

Giảng viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp có mức lương mới là bao nhiêu sau khi tăng lương cơ sở? (Hình từ Internet)

Giảng viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp có những nhiệm vụ nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 07/2023/TT-BLDTBXH quy định giảng viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp phải thực hiện 05 nhiệm vụ gồm:

- Giảng dạy lý thuyết hoặc vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp; giảng dạy trình độ sơ cấp; đánh giá kết quả học tập, kết quả thi tốt nghiệp của người học;

- Chủ trì tổ chức các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ trong bộ môn, khoa, cơ sở giáo dục nghề nghiệp; chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ hoặc sáng kiến cải tiến kỹ thuật ở cấp cơ sở trở lên; tổ chức hoạt động tư vấn khoa học, chuyển giao công nghệ; viết các báo cáo khoa học, trao đổi kinh nghiệm về giáo dục nghề nghiệp trong và ngoài nước;

- Chủ trì hoặc tham gia biên soạn hoặc thẩm định các chương trình, giáo trình, sách tham khảo phục vụ giảng dạy; thiết kế, cải tiến, chế tạo phương tiện dạy học, trang thiết bị dạy học, xây dựng và quản lý phòng học chuyên môn;

- Học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao; thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn; dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy; bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên theo yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của bộ môn, khoa, cơ sở giáo dục nghề nghiệp;

- Hướng dẫn người học làm chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp, thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ; hướng dẫn thực tập, thực tập kết hợp với lao động sản xuất; luyện thi cho người học tham gia kỳ thi tay nghề các cấp.

Giảng viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp phải có trình độ đào tạo, bồi dưỡng như thế nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 5 Thông tư 07/2023/TT-BLDTBXH quy định giảng viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp phải đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng như sau:

- Giảng viên dạy lý thuyết có bằng tiến sĩ; giảng viên vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành có bằng thạc sĩ trở lên và có văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận đáp ứng tiêu chuẩn về kỹ năng nghề để dạy thực hành trình độ cao đẳng theo quy định chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp;

- Có văn bằng, chứng chỉ đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ nghiệp vụ sư phạm theo quy định chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp.

Giảng viên giáo dục nghề nghiệp
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Giảng viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp có nhiệm vụ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết có mức lương là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Giảng viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp có mức lương mới là bao nhiêu sau khi tăng lương cơ sở?
Hỏi đáp Pháp luật
Lương cơ sở 2,34 thì lương giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính sẽ là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Lương của giảng viên giáo dục nghề nghiệp thực hành từ 01/7/2024 là bao nhiêu?
Tác giả: Đỗ Văn Minh
Lượt xem: 102

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;