11:24 | 24/07/2024

Giảm định mức giờ dạy cho giáo viên mầm non đang mang thai đúng không?

Khi giáo viên mầm non mang thai thì sẽ được giảm định mức giờ dạy xuống đúng không?

Yêu cầu về trình độ đối với giáo viên mầm non hiện nay là gì?

Căn cứ Điều 72 Luật Giáo dục 2019 quy định về trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo như sau:

Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo
1. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:
a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non;
b) Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;
c) Có bằng thạc sĩ đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;
d) Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
2. Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định việc sử dụng nhà giáo trong trường hợp không đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này.

Như vậy, giáo viên mầm non yêu cầu có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên.

Giảm định mức giờ dạy cho giáo viên mầm non đang mang thai đúng không?

Giảm định mức giờ dạy cho giáo viên mầm non đang mang thai đúng không? (Hình từ Internet)

Giảm định mức giờ dạy cho giáo viên mầm non đang mang thai đúng không?

Căn cứ Điều 5 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT (bị thay thế bởi khoản 2 Điều 5 Thông tư 08/2016/TT-BGDĐT và bị bãi bỏ bởi khoản 2 Điều 11 Thông tư 54/2012/TT-BGDĐT) quy định như sau:

Chế độ giảm giờ dạy và quy đổi một số hoạt động chuyên môn khác ra giờ dạy
1. Chế độ giảm giờ dạy đối với giáo viên làm công tác kiêm nhiệm
a) Giáo viên làm chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn cơ sở không chuyên trách được giảm 06 giờ dạy trong một tuần (quy ra 210 giờ dạy trong một năm học);
Giáo viên làm ủy viên ban chấp hành công đoàn; tổ trưởng, tổ phó công đoàn không chuyên trách được giảm 03 giờ dạy trong một tuần (quy ra 105 giờ dạy trong một năm học).
b. Giáo viên kiêm nhiệm công tác trưởng ban thanh tra nhân dân được giảm 02 giờ dạy/tuần;
c. Giáo viên kiêm nhiệm công tác tổ trưởng chuyên môn được giảm 03 giờ dạy/tuần;
d. Mỗi giáo viên không kiêm nhiệm quá 02 chức danh và được hưởng chế độ giảm giờ dạy ở chức danh cao nhất.
2. Chế độ giảm giờ dạy đối với giáo viên nữ: giáo viên nữ có con nhỏ từ 12 tháng trở xuống được giảm 05 giờ dạy/tuần.
3. Quy đổi một số hoạt động chuyên môn khác ra giờ dạy
Ngoài nhiệm vụ giảng dạy chính ở trên lớp, giáo viên còn phải thực hiện những hoạt động chuyên môn và các hoạt động khác theo sự phân công của Hiệu trưởng. Việc quy đổi những hoạt động này ra giờ dạy để tính số giờ dạy cho từng giáo viên được thực hiện như sau:
b) Đối với giáo viên được huy động tham gia công tác hướng dẫn, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ do phòng Giáo dục và Đào tạo, sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức thì 01 tiết giảng dạy thực tế được tính bằng 01 giờ dạy.

Như vậy, hiện nay không quy định giảm định mức giờ dạy đối với giáo viên đang mang thai.

Tuy nhiên, đối với giáo viên có con nhỏ từ 12 tháng trở xuống được giảm 05 giờ dạy/tuần.

Giáo viên mầm non phải dạy bao nhiêu giờ?

Căn cứ Điều 4 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT quy định như sau:

Giờ dạy của giáo viên
1. Đối với giáo viên dạy các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 02 buổi/ngày, mỗi giáo viên dạy trên lớp đủ 6 giờ/ngày và thực hiện các công việc chuẩn bị cho giờ dạy trên lớp cũng như các công việc khác do Hiệu trưởng quy định để quy đổi đảm bảo làm việc 40 giờ/tuần.
2. Đối với giáo viên dạy các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 01 buổi/ngày, mỗi giáo viên dạy trên lớp đủ 04 giờ/ngày và thực hiện các công việc chuẩn bị cho giờ dạy trên lớp cũng như các công việc khác do Hiệu trưởng quy định để quy đổi đảm bảo làm việc 40 giờ/tuần.
3. Đối với giáo viên dạy lớp có trẻ khuyết tật học hòa nhập, mỗi giáo viên dạy đủ số giờ theo quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này; trong đó, cứ có 01 trẻ khuyết tật/lớp, mỗi giáo viên được tính thêm 0,5 giờ dạy/ngày.
4. Đối với hiệu trưởng và phó hiệu trưởng, ngoài việc thực hiện nhiệm vụ của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng theo quy định tại Điều lệ trường mầm non, hiệu trưởng phải trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục (dạy trẻ hoặc dự giờ dạy trẻ của giáo viên trong trường) 02 giờ trong một tuần; phó hiệu trưởng phải trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục 04 giờ trong một tuần.

Như vậy, giờ dạy của giáo viên mầm non được quy định như sau:

- Giáo viên dạy các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 02 buổi/ngày: giáo viên dạy trên lớp đủ 6 giờ/ngày.

- Giáo viên dạy các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 01 buổi/ngày: giáo viên dạy trên lớp đủ 04 giờ/ngày.

- Giáo viên dạy lớp có trẻ khuyết tật học hòa nhập, mỗi giáo viên dạy đủ số giờ như trên; trong đó, cứ có 01 trẻ khuyết tật/lớp, mỗi giáo viên được tính thêm 0,5 giờ dạy/ngày.

Ngoài giờ dạy trên, giáo viên mầm non còn phải thực hiện các công việc chuẩn bị cho giờ dạy trên lớp cũng như các công việc khác do Hiệu trưởng quy định để quy đổi đảm bảo làm việc 40 giờ/tuần.

Giáo viên mầm non
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Mức hỗ trợ giáo viên mầm non ở địa bàn có khu công nghiệp là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên mầm non dạy lớp ghép, tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số được hưởng chính sách gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên mầm non không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Muốn làm giáo viên mầm non thì học khối nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên mầm non dạy bao nhiêu tuần trong 1 năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Lộ trình nâng trình độ chuẩn đào tạo với giáo viên mầm non như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên mầm non phải có phẩm chất nào? Mẫu phiếu tự đánh giá giáo viên mầm non mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non theo Thông tư 26 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên mầm non hạng 1 có tiêu chuẩn gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên mầm non hạng 1 mã số gì?
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;