Giải thể nhà trẻ trong trường hợp nào? Hồ sơ trình tự thủ tục giải thể nhà trẻ chi tiết ra sao?
Giải thể nhà trẻ trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thể trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ
1. Trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ bị giải thể khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
a) Vi phạm nghiêm trọng các quy định về tổ chức, hoạt động của trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ;
b) Hết thời gian đình chỉ hoạt động giáo dục ghi trong quyết định đình chỉ hoạt động mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ;
c) Mục tiêu và nội dung hoạt động trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội;
d) Theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ.
...
Theo đó, giải thể nhà trẻ sẽ xảy ra trong (4) trường hợp sau:
(1) Vi phạm nghiêm trọng các quy định về tổ chức, hoạt động của nhà trẻ;
(2) Hết thời gian đình chỉ hoạt động giáo dục ghi trong quyết định đình chỉ hoạt động mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ;
(3) Mục tiêu và nội dung hoạt động trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập nhà trẻ không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội;
(4) Theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập nhà trẻ.
Giải thể nhà trẻ trong trường hợp nào? Hồ sơ trình tự thủ tục giải thể nhà trẻ chi tiết ra sao? (Hình từ Internet)
Hồ sơ cần có để thực hiện giải thể nhà trẻ ra sao?
Trước hết căn cứ theo khoản 3 Điều 9 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định khi giải thể nhà trẻ cần chuẩn bị những hồ sơ sau:
- Quyết định thành lập đoàn kiểm tra của Ủy ban nhân dân cấp huyện;
- Biên bản kiểm tra;
- Tờ trình đề nghị giải thể nhà trẻ của Phòng Giáo dục và Đào tạo trong đó xác định rõ lý do đề nghị giải thể kèm theo các chứng cứ chứng minh nhà trẻ vi phạm, hoặc tờ trình đề nghị giải thể của tổ chức, cá nhân thành lập nhà trẻ.
Trong đó nêu rõ lý do giải thể, các biện pháp giải quyết quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, giáo viên, cán bộ và nhân viên nhà trẻ; phương án giải quyết các tài sản của nhà trẻ.
Thực hiện theo trình tự tại khoản 4 Điều 9 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân đã đề nghị thành lập nhà trẻ gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đề nghị giải thể tới Ủy ban nhân dân cấp huyện;
Bước 2: Trong trường hợp phát hiện hoặc có báo cáo của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân về việc nhà trẻ có hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 9 Nghị định 46/2017/NĐ-CP, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các phòng có liên quan trong thời hạn 20 ngày làm việc, tiến hành kiểm tra xác minh, lập hồ sơ giải thể trong đó phải nêu rõ lý do giải thể, thông báo cho nhà trẻ và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện;
Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị giải thể nhà trẻ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét quyết định giải thể hay không giải thể nhà trẻ;
Bước 4: Quyết định giải thể nhà trẻ cần nêu rõ lý do giải thể, quy định biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, giáo viên, cán bộ và nhân viên trong trường; phương án giải quyết các tài sản của trường, bảo đảm tính công khai, minh bạch và phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ có thẩm quyền quyết định giải thể nhà trẻ.
Phương pháp trong giáo dục nhà trẻ sẻ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 24 Luật Giáo dục 2019 có quy định về yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục mầm non như sau:
Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục mầm non
1. Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em; hài hòa giữa bảo vệ, chăm sóc, nuôi dưỡng với giáo dục trẻ em; phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, kỹ năng xã hội, trí tuệ, thẩm mỹ; tôn trọng sự khác biệt; phù hợp với các độ tuổi và liên thông với giáo dục tiểu học.
2. Phương pháp giáo dục mầm non được quy định như sau:
a) Giáo dục nhà trẻ phải tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em được tích cực hoạt động, vui chơi, tạo sự gắn bó giữa người lớn với trẻ em; kích thích sự phát triển các giác quan, cảm xúc và các chức năng tâm sinh lý;
b) Giáo dục mẫu giáo phải tạo điều kiện cho trẻ em được vui chơi, trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh bằng nhiều hình thức, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ em.
Theo đó, trong phương pháp giáo dục mầm non sẽ bao gồm phương pháp giáo dục nhà trẻ.
Như vậy, phương pháp trong giáo dục nhà trẻ sẻ theo phương pháp tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em được tích cực hoạt động, vui chơi, tạo sự gắn bó giữa người lớn với trẻ em; kích thích sự phát triển các giác quan, cảm xúc và các chức năng tâm sinh lý.
- Đề thi học sinh giỏi quốc gia môn Văn 2024 ngày 1? Học sinh đoạt giải học sinh giỏi quốc gia có những quyền lợi gì?
- Top 3 mẫu viết đoạn văn ngắn về Tết bằng Tiếng Anh lớp 6? Môn Tiếng Anh lớp 6 có mục tiêu cụ thể là gì?
- 20 chứng chỉ được miễn thi Ngoại ngữ tốt nghiệp THPT 2025?
- Những điểm mới trong Quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025? Công nhận tốt nghiệp THPT được quy định thế nào?
- Mẫu bài tập tổng hợp hình học lớp 8 chi tiết nhất? Học sinh lớp 8 đạt danh hiệu Học sinh Xuất sắc khi nào?
- Top mẫu bài cảm nhận về nhân vật Huấn Cao chọn lọc nhất? Các ngữ liệu cụ thể mà học sinh lớp 11 được học trong môn Ngữ văn là gì?
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông? Yêu cầu cần đạt đối với nội dung thủy quyển trong môn Địa lí lớp 10?
- Mẫu văn nghị luận về ý nghĩa của phát ngôn có trách nhiệm trong giao tiếp xã hội hiện nay hay nhất?
- Tổng hợp 06 mẫu mở bài chung cho nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống? Môn Ngữ văn lớp 9 có những kiến thức Tiếng Việt gì?
- Mẫu phân tích bài thơ Tự tình 1? Tổ chức thi tuyển vào lớp đầu cấp trường THPT chuyên như thế nào?