Electron nào quyết định tính chất hóa học của một nguyên tố? Yêu cầu cần đạt trong nội dung cấu tạo nguyên tử môn Hóa học lớp 10?
Electron nào quyết định tính chất hóa học của một nguyên tố?
Tính chất hóa học là bất kỳ đặc tính nào của vật liệu trở nên rõ ràng trong hoặc sau một phản ứng hóa học. Các tính chất hóa học cơ bản của một nguyên tố bao gồm:
- Tính kim loại = tính dễ nhường (cho) electron. Ghi là M → Mn+ + ne
- Tính phi kim = tính dễ nhận electron. Ghi là X + ne → Xn-
- Tính trơ = không cho, cũng không nhận electron ở điều kiện bình thường; cứ trơ ra như đá mà không chịu phản ứng.
Gần như toàn bộ các nguyên tố thì lớp e ngoài cùng có nhiều nhất sẽ là 8e. Sẽ có một số trường hợp như sau:
- Nếu có 8 electron lớp ngoài cùng thì cấu hình electron của các nguyên tử này vô cùng bền. Đây thường là các nguyên tố thuộc khí hiếm.
- Các nguyên tử có 1, 2, 3 electron lớp ngoài cùng sẽ dễ nhường e thì sẽ là nguyên tử của các nguyên tố kim loại (trừ các nguyên tố He, H, B).
- Các nguyên tử có 5, 6, 7 electron lớp ngoài cùng sẽ dễ nhận e, thông thường sẽ là những nguyên tử của các nguyên tố phi kim.
- Các nguyên tử có 4 e ở lớp ngoài cùng có thể là nguyên tử của các nguyên tố phi kim hoặc kim loại.
Do đó, lớp electron ngoài cùng sẽ quyết định tính chất hóa học của một nguyên tố bất kỳ. Khi biết được cấu hình electron của nguyên tử cũng có thể dự đoán được loại của nguyên tố nào đó.
Electron nào quyết định tính chất hóa học của một nguyên tố? Yêu cầu cần đạt trong nội dung cấu tạo nguyên tử môn Hóa học lớp 10? (Hình từ Internet)
Yêu cầu cần đạt trong nội dung cấu tạo nguyên tử môn Hóa học lớp 10?
Căn cứ chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định yêu cầu cần đạt trong nội dung cấu tạo nguyên tử môn Hóa học lớp 10 như sau:
Các thành phần của nguyên tử
- Trình bày được thành phần của nguyên tử (nguyên tử vô cùng nhỏ; nguyên tử gồm 2 phần: hạt nhân và lớp vỏ nguyên tử; hạt nhân tạo nên bởi các hạt proton (p), neutron (n); Lớp vỏ tạo nên bởi các electron (e); điện tích, khối lượng mỗi loại hạt).
- So sánh được khối lượng của electron với proton và neutron, kích thước của hạt nhân với kích thước nguyên tử.
Nguyên tố hoá học
- Trình bày được khái niệm về nguyên tố hoá học, số hiệu nguyên tử và kí hiệu nguyên tử.
- Phát biểu được khái niệm đồng vị, nguyên tử khối.
- Tính được nguyên tử khối trung bình (theo amu) dựa vào khối lượng nguyên tử và phần trăm số nguyên tử của các đồng vị theo phổ khối lượng được cung cấp.
Cấu trúc lớp vỏ electron nguyên tử
- Trình bày và so sánh được mô hình của Rutherford - Bohr với mô hình hiện đại mô tả sự chuyển động của electron trong nguyên tử.
- Nêu được khái niệm về orbital nguyên tử (AO), mô tả được hình dạng của AO (s, p), số lượng electron trong 1 AO.
- Trình bày được khái niệm lớp, phân lớp electron và mối quan hệ về số lượng phân lớp trong một lớp. Liên hệ được về số lượng AO trong một phân lớp, trong một lớp.
- Viết được cấu hình electron nguyên tử theo lớp, phân lớp electron và theo ô orbital khi biết số hiệu nguyên tử Z của 20 nguyên tố đầu tiên trong bảng tuần hoàn.
- Dựa vào đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử dự đoán được tính chất hoá học cơ bản (kim loại hay phi kim) của nguyên tố tương ứng.
Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học
- Nêu được về lịch sử phát minh định luật tuần hoàn và bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
- Mô tả được cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học và nêu được các khái niệm liên quan (ô, chu kì, nhóm).
- Nêu được nguyên tắc sắp xếp của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học (dựa theo cấu hình electron).
- Phân loại được nguyên tố (dựa theo cấu hình electron: nguyên tố s, p, d, f; dựa theo tính chất hoá học: kim loại, phi kim, khí hiếm).
Xu hướng biến đổi một số tính chất của nguyên tử các nguyên tố trong một chu kì và trong một nhóm
- Giải thích được xu hướng biến đổi bán kính nguyên tử trong một chu kì, trong một nhóm (nhóm A) (dựa theo lực hút tĩnh điện của hạt nhân với electron ngoài cùng và dựa theo số lớp electron tăng trong một nhóm theo chiều từ trên xuống dưới).
- Nhận xét và giải thích được xu hướng biến đổi độ âm điện và tính kim loại, phi kim của nguyên tử các nguyên tố trong một chu kì, trong một nhóm (nhóm A).
Xu hướng biến đổi thành phần và một số tính chất của hợp chất trong một chu kì
- Nhận xét được xu hướng biến đổi thành phần và tính chất acid/base của các oxide và các hydroxide theo chu kì. Viết được phương trình hoá học minh hoạ.
Định luật tuần hoàn và ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học
- Phát biểu được định luật tuần hoàn.
- Trình bày được ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học: Mối liên hệ giữa vị trí (trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học) với tính chất và ngược lại.
Thời lượng thực hiện chương trình môn Hóa học lớp 10 như thế nào?
Căn cứ chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT thời lượng cho chương trình môn Hóa học lớp 10 là 105 tiết/năm học, dạy trong 35 tuần. Trong đó, thời lượng dành cho nội dung cốt lõi là 70 tiết. Dự kiến tỷ lệ % thời lượng dành cho mỗi mạch nội dung như sau:
Lớp | Chủ đề | Tỉ lệ % |
Lớp 10 | Cấu tạo của nguyên tử | 18% |
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học | 13% | |
Liên kết hoá học | 17% | |
Phản ứng oxi hoá - khử | 5% | |
Năng lượng hoá học | 14% | |
Tốc độ phản ứng hoá học | 9% | |
Nguyên tố nhóm VIIA | 14% | |
Đánh giá định kì | 10% |
- Ý nghĩa của bài đọc Nhím nâu kết bạn? Chương trình giáo dục môn Tiếng Việt học sinh lớp 2 góp phần xây dựng mục tiêu chung ra sao?
- Mẫu bài văn nghị luận xã hội về trí tuệ nhân tạo? Học sinh lớp mấy bước đầu viết bài văn nghị luận xã hội?
- Mẫu bản cam kết tu dưỡng rèn luyện phấn đấu của giáo viên năm 2024? Hướng dẫn cách viết mẫu bản cam kết?
- Mẫu phân tích bài thơ Nam quốc sơn hà ngắn gọn lớp 8? Chương trình giáo dục phổ thông gồm những giai đoạn giáo dục nào?
- Phân tích ý nghĩa sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết? Học sinh lớp 11 được học bao nhiêu chuyên đề trong môn Lịch sử?
- Từ 20/11/2024, trường mẫu giáo không triển khai hoạt động giáo dục trong bao lâu thì bị đình chỉ hoạt động giáo dục?
- Điều kiện dự tuyển học trường trung học phổ thông dân tộc nội trú là gì?
- Hiệu trưởng trường trung cấp có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
- Chế độ giảm định mức tiết dạy với giáo viên phổ thông kiêm nhiệm công tác Đảng trong nhà trường?
- Tiêu chuẩn cơ sở vật chất của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thế nào?