Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ra đời ngày tháng năm nào?
Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ra đời ngày tháng năm nào?
Căn cứ tại Tiểu mục 1 Mục 1 Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) ban hành kèm theo Hướng dẫn 160-HD/BTGTW năm 2024 có nêu cụ thể như sau:
QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM - 80 NĂM XÂY DỰNG, CHIẾN ĐẤU, CHIẾN THẮNG VÀ TRƯỞNG THÀNH
1. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ra đời, đánh thắng hai trận đầu, cùng Nhân dân tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền (1944 - 1945)
Ngay từ khi ra đời (3/2/1930), trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên, Đảng ta đã khẳng định con đường đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc là dùng bạo lực cách mạng để giành chính quyền và yêu cầu phải “Tổ chức ra quân đội công nông”[1] để làm nòng cốt cho toàn dân tiến hành đấu tranh cách mạng. Luận cương chính trị của Đảng (tháng 10/1930) xác định nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng tư sản dân quyền, trong đó chỉ rõ phải: “Lập quân đội công nông”[2].
Trong phong trào cách mạng 1930 - 1931, đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh, từ lực lượng khởi nghĩa của công nông, Đội tự vệ công nông (Tự vệ Đỏ) đã ra đời. Đó là tiền đề đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam. Tiếp theo đó, hàng loạt tổ chức vũ trang lần lượt được thành lập như: Đội du kích Bắc Sơn (1940), các đội du kích ở Nam Kỳ (1940), Cứu quốc quân (1941)…
Ngày 22/12/1944, tại khu rừng giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là xóm Nà Sang, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập theo Chỉ thị của Lãnh tụ Hồ Chí Minh. Trong Chỉ thị, Người ghi rõ: “Tên ĐỘI VIỆT NAM TUYÊN TRUYỀN GIẢI PHÓNG QUÂN nghĩa là chính trị trọng hơn quân sự. Nó là đội tuyên truyền”[3]; “Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là đội quân đàn anh, mong cho chóng có những đội đàn em khác. Tuy lúc đầu quy mô của nó còn nhỏ, nhưng tiền đồ của nó rất vẻ vang. Nó là khởi điểm của giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Nam chí Bắc, khắp đất nước Việt Nam”[4]. Đồng chí Võ Nguyên Giáp được Trung ương Đảng và Lãnh tụ Hồ Chí Minh ủy nhiệm tổ chức, lãnh đạo, chỉ huy, tuyên bố thành lập Đội, gồm 34 người, biên chế thành 3 tiểu đội do đồng chí Hoàng Sâm làm Đội trưởng, đồng chí Xích Thắng làm Chính trị viên, có chi bộ Đảng lãnh đạo. Ngày 22/12/1944 được lấy làm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
...
Như vậy, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập ngày 22/12/1944 theo Chỉ thị của Lãnh tụ Hồ Chí Minh.
Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ra đời ngày tháng năm nào? (Hình ảnh từ Internet)
Năm 2024, kỷ niệm bao nhiêu năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12)?
Căn cứ Điều 25 Luật Quốc phòng 2018 quy định về Quân đội nhân dân như sau:
Quân đội nhân dân
1. Quân đội nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, bao gồm lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên. Lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân có Bộ đội chủ lực và Bộ đội địa phương.
Ngày 22 tháng 12 hằng năm là ngày truyền thống của Quân đội nhân dân, ngày hội quốc phòng toàn dân.
....
Theo đó, Ngày 22 tháng 12 hằng năm là ngày truyền thống của Quân đội nhân dân, ngày hội quốc phòng toàn dân.
Như vậy, năm 2024, kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/2024)
Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12 thì học sinh, sinh viên có được nghỉ không?
Hiện nay không có quy định cụ thể về các ngày nghỉ dịp lễ của của học sinh. Do đó, học sinh, sinh viên sẽ học tập và có ngày nghỉ lễ theo lịch của nhà trường và giáo viên.
Căn cứ theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về ngày nghỉ lễ, tết cụ thể như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Như vậy, ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12 không được quy định trong các ngày lễ, tết được nghỉ, nên học sinh và sinh viên vào ngày này vẫn đi học bình thường theo quy định.
- Ông già Noel tiếng anh là gì? Ông già Noel tiếng anh là gì? Mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh là gì?
- Đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3 là như thế nào? Cần có những điều kiện gì để đạt chuẩn?
- Sưu tầm 20 câu nói hay áp dụng vào bài văn nghị luận xã hội? Quy định về sách giáo khoa trong giáo dục phổ thông?
- Học lực trung bình có thi Công an được không? 2 nguyên tắc tuyển sinh trường Công an nhân dân ra sao?
- Từ ngày 05/01/2025, trường đại học bị đình chỉ ngành đào tạo khi nào?
- Không học sư phạm có được làm giáo viên? Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là gì?
- Tại sao tháng 12 gọi là tháng Chạp? Tháng 12 học sinh Tiểu học nghỉ lễ, tết được mấy ngày?
- Ngày 24 tháng 12 là ngày gì? Học sinh tiểu học có được nghỉ không?
- Hướng dẫn viết bài văn nghị luận 500 chữ về cách ứng xử khi bị so sánh? Môn Ngữ văn lớp 9 có những kiến thức văn học nào?
- 3 mẫu bài văn nghị luận xã hội 600 chữ về ước mơ và nghị lực? Yêu cầu cần đạt về đọc mở rộng môn Ngữ văn lớp 12?