Đối tượng và điều kiện dự thi tốt nghiệp THPT từ 2025 như thế nào?
Đối tượng và điều kiện dự thi tốt nghiệp THPT từ 2025 như thế nào?
Căn cứ Điều 19 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT (có hiệu lực từ 08/02/2025) quy định về đối tượng và điều kiện dự thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 như sau:
(1) Đối tượng dự thi tốt nghiệp THPT gồm:
- Người đã hoàn thành Chương trình GDPT/GDTX trong năm tổ chức kỳ thi;
- Người đã hoàn thành Chương trình GDPT/GDTX nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước;
- Người đã có Bằng tốt nghiệp THPT dự thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh;
- Người đã có Bằng tốt nghiệp trung cấp dự thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh.
(2) Điều kiện dự thi tốt nghiệp THPT:
- Các đối tượng dự thi phải đăng ký dự thi và nộp đầy đủ các giấy tờ đúng thời hạn;
- Đối tượng là người đã có Bằng tốt nghiệp trung cấp dự thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh thi phải bảo đảm đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục 2019 và các văn bản hướng dẫn hiện hành của Bộ GDĐT.
Tải về Quy chế thi tốt nghiệp THPT
Đối tượng và điều kiện dự thi tốt nghiệp THPT từ 2025 như thế nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 gồm những gì?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT (có hiệu lực từ 08/02/2025) thì hồ sơ đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 gồm:
- Phiếu đăng ký dự thi (ĐKDT);
- Các loại chứng nhận hợp lệ để được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích (nếu có);
- Ảnh cỡ 4x6 chụp theo kiểu căn cước/căn cước công dân, được chụp trước thời gian nộp hồ sơ không quá 06 tháng;
- Bản sao học bạ THPT (đối với thí sinh là người đã hoàn thành Chương trình GDPT/GDTX nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước);
- Bản sao Bằng tốt nghiệp THPT (đối với thí sinh là người đã có Bằng tốt nghiệp THPT dự thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh);
- Bản sao Bằng tốt nghiệp trung cấp, bản sao Sổ học tập hoặc bảng điểm học các môn văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn hiện hành của Bộ GDĐT (đối với thí sinh là người đã có Bằng tốt nghiệp trung cấp dự thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh);
- Giấy xác nhận điểm bảo lưu (nếu có) do Hiệu trưởng trường phổ thông nơi thí sinh đã dự thi năm trước xác nhận hoặc do sở GDĐT nơi thí sinh đã dự thi xác nhận trong trường hợp thí sinh dự thi tại tỉnh khác.
Nộp hồ sơ đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 ở đâu?
Theo khoản 4, khoản 5 Điều 20 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT (có hiệu lực từ 08/02/2025) thì nơi nộp hồ sơ đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 được quy định như sau:
(1) Nộp hồ sơ ĐKDT đối với thí sinh là người đã hoàn thành Chương trình GDPT/GDTX trong năm tổ chức kỳ thi:
- Thí sinh ĐKDT theo hình thức trực tuyến: khai hồ sơ trực tuyến tại Cổng thông tin điện tử do Bộ GDĐT quy định và nộp bản chính hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao kèm bản gốc để đối chiếu (gọi chung là bản sao) các hồ sơ minh chứng để hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích cho nơi ĐKDT;
- Đối với thí sinh không thể ĐKDT theo hình thức trực tuyến có thể nộp hồ sơ trực tiếp như sau: khai hồ sơ ĐKDT theo mẫu do Bộ GDĐT ban hành và nộp cho nơi ĐKDT kèm theo bản sao các minh chứng để hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích (nếu có).
(2) Nộp hồ sơ ĐKDT đối với thí sinh còn lại:
- Thí sinh ĐKDT theo hình thức trực tuyến: sử dụng tài khoản VneID để đăng nhập và khai phiếu ĐKDT tại Cổng thông tin điện tử do Bộ GDĐT quy định rồi in phiếu ĐKDT được tải về từ hệ thống thành 02 bản, nộp cho nơi ĐKDT; bản sao các hồ sơ minh chứng để hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích (nếu có) được nộp cho nơi ĐKDT cùng với phiếu ĐKDT và các hồ sơ được quy định tại điểm d, đ, e, g khoản 3 Điều 20 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT
- Đối với thí sinh không thể ĐKDT theo hình thức trực tuyến có thể nộp hồ sơ trực tiếp như sau: khai hồ sơ ĐKDT theo mẫu do Bộ GDĐT ban hành và nộp cho nơi ĐKDT kèm theo bản sao các minh chứng để hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích (nếu có).
Lưu ý: Thí sinh nộp hồ sơ ĐKDT theo thời gian được quy định trong hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT hằng năm của Bộ GDĐT. Khi hết hạn nộp hồ sơ ĐKDT, nếu phát hiện có nhầm lẫn, sai sót, thí sinh phải thông báo kịp thời cho nơi ĐKDT hoặc thông báo cho Điểm thi trong ngày làm thủ tục dự thi để sửa chữa, bổ sung.
- Mẫu văn bản nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật lớp 11? Đánh giá kết quả rèn luyện học kì của học viên giáo dục thường xuyên cấp THPT?
- Top 2 mẫu viết bài văn nghị luận về bảo vệ môi trường lớp 8 ngắn gọn? Học sinh lớp 8 cần đạt những nội dung trong phần đọc hiểu hình thức ra sao?
- Top 5 viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết trong đời sống của học sinh hiện nay lớp 9?
- Top 2 bài nghị luận về những cơ hội và thách thức đối với tuổi trẻ hiện nay? Nhiệm vụ của học sinh trung học?
- Tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ (FISE) được thành lập ở đâu vào năm 1946? Phương pháp dạy học chủ yếu trong môn Lịch sử lớp 12 là gì?
- Rừng ngập mặn Ngọc Hiển thuộc tỉnh nào của nước ta? Môn Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học có phải môn bắt buộc?
- Nhân vật trữ tình là gì? Đặc điểm và vai trò của nhân vật trữ tình? Quy trình đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên môn Ngữ văn như thế nào?
- Vườn Quốc gia bao gồm cả diện tích mặt biển được thành lập sớm nhất? Mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông môn Địa lí cấp THPT?
- Vịnh nào sau đây từng có tên là Lục Thủy? Biểu hiện cụ thể về yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù trong Môn Lịch sử và Địa lí lớp 4?
- Mẫu soạn bài Âm mưu và tình yêu? Chuyên đề học tập môn Ngữ văn lớp 11 đầu tiên là gì?