Đối tượng thuộc phổ cập giáo dục tiểu học có phải là trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 14?
Đối tượng thuộc phổ cập giáo dục tiểu học có phải là trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 14?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 20/2014/NĐ-CP, quy định như sau:
Đối tượng phổ cập giáo dục tiểu học
Đối tượng phổ cập giáo dục tiểu học là trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 14 chưa hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học.
Bên cạnh đó thì việc phổ cập giáo dục tiểu học cho trẻ em là Trách nhiệm của công dân, gia đình và cơ sở giáo dục được quy định tại Điều 3 Nghị định 20/2014/NĐ-CP cụ thể như sau:
- Mọi công dân trong độ tuổi quy định có nhiệm vụ học tập để đạt trình độ phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
- Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện cho các thành viên của gia đình trong độ tuổi quy định được học tập để đạt trình độ phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
- Các cơ sở giáo dục có trách nhiệm tổ chức thực hiện phổ cập giáo dục, xóa mù chữ theo chức năng, nhiệm vụ.
Như vậy, đối tượng phổ cập giáo dục tiểu học là trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 14 chưa hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học.
Đối tượng thuộc phổ cập giáo dục tiểu học có phải là trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 14? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn nào để công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học ở 3 mức độ?
Mức độ công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học là những cấp độ trong đó có những tiêu chuẩn cụ thể để đạt được chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học cho từng địa phương cụ thể như sau:
*Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 1 (Theo Điều 9 Nghị định 20/2014/NĐ-CP) trong đó:
- Đối với cá nhân: Hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học.
- Đối với xã:
+ Tỷ lệ trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 đạt ít nhất 90%;
+ Tỷ lệ trẻ em đến 14 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt ít nhất 80%, đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 70%.
- Đối với huyện: Có ít nhất 90% số xã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 1.
- Đối với tỉnh: Có 100% số huyện được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 1.
*Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2 (Theo Điều 10 Nghị định 20/2014/NĐ-CP) trong đó:
- Đối với xã:
+ Bảo đảm tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 1;
+ Tỷ lệ trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 đạt ít nhất 95%;
+ Tỷ lệ trẻ em 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt ít nhất 80%, đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 70%; các trẻ em 11 tuổi còn lại đều đang học các lớp tiểu học.
- Đối với huyện: Có ít nhất 90% số xã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2.
- Đối với tỉnh: Có 100% số huyện được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2.
*Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3 (Theo Điều 11 Nghị định 20/2014/NĐ-CP) trong đó:
- Đối với xã:
+ Bảo đảm tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2;
+ Tỷ lệ trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 đạt ít nhất 98%;
+ Tỷ lệ trẻ em 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt ít nhất 90%, đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 80%; các trẻ em 11 tuổi còn lại đều đang học các lớp tiểu học.
- Đối với huyện: Có ít nhất 90% số xã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3.
- Đối với tỉnh: Có 100% số huyện được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3.
Quy định về chính sách đối với phổ cập giáo dục tiểu học?
Chính sách đối với phổ cập giáo dục tiểu học theo Điều 2 Nghị định 20/2014/NĐ-CP như sau:
- Nhà nước ưu tiên đầu tư, tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục, xóa mù chữ;
Khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức quốc tế, người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia vào việc thực hiện phổ cập giáo dục, xóa mù chữ ở Việt Nam theo quy định của pháp luật.
- Nhà nước thực hiện chính sách hỗ trợ cho các đối tượng được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập khi tham gia các chương trình phổ cập giáo dục, xóa mù chữ theo quy định.
- Cá nhân tham gia tổ chức, quản lý, dạy học và các công việc khác để thực hiện phổ cập giáo dục, xóa mù chữ được hưởng thù lao theo quy định của Nhà nước.
- Hồ sơ dự tuyển của công dân Việt Nam được cử ra nước ngoài học tập bao gồm những gì?
- Cơ sở giáo dục có được để viên chức đang trong thời gian bị xem xét kỷ luật ký hợp đồng thỉnh giảng không?
- Ai có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với giáo viên trung học cơ sở?
- Có được hưởng phụ cấp thâm niên với trường hợp giữ mã ngạch giáo viên nhưng không giảng dạy?
- Luận văn thạc sĩ là gì? Luận văn thạc sĩ được tổ chức đánh giá bằng hình thức nào?
- Bếp ăn trường học là gì? Có cần phải lưu mẫu trong bếp ăn trường học của trường mẫu giáo không?
- Tiêu chuẩn của giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp là gì?
- Điểm GPA là gì? Quy đổi điểm GPA ở đại học theo xếp loại học lực như thế nào?
- Mẫu phiếu tự đánh giá xếp loại giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông theo chuẩn nghề nghiệp?
- Hội đồng trường của trường phổ thông tư thục là gì? Cơ cấu tổ chức trường phổ thông tư thục như thế nào?