Đội ngũ giảng viên giảng dạy chương trình đào tạo đại học phải đáp ứng yêu cầu gì?
Yêu cầu đối với đội ngũ giảng viên giảng dạy chương trình đại học là gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 10 Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT quy định về yêu cầu đối với đội ngũ giảng viên giảng dạy chương trình đại học như sau:
- Giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên, trợ giảng có trình độ đại học trở lên;
- Có ít nhất 01 tiến sĩ ngành phù hợp là giảng viên cơ hữu để chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo;
- Có ít nhất 05 tiến sĩ có chuyên môn phù hợp là giảng viên cơ hữu để chủ trì giảng dạy chương trình, trong đó mỗi thành phần của chương trình phải có giảng viên với chuyên môn phù hợp chủ trì giảng dạy;
- Có đủ số lượng giảng viên để đảm bảo tỉ lệ sinh viên trên giảng viên không vượt quá mức quy định cho từng lĩnh vực, nhóm ngành hoặc ngành đào tạo.
Đội ngũ giảng viên giảng dạy chương trình đào tạo đại học phải đáp ứng yêu cầu gì? (Hình từ Internet)
Chương trình đào tạo đại học phải học tối thiếu bao nhiêu tín chỉ?
Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 7 Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT quy định về khối lượng học tập của chương trình đào tạo đại học như sau:
Khối lượng học tập
...
2. Khối lượng học tập tối thiểu của một chương trình đào tạo phải phù hợp với yêu cầu của Khung trình độ quốc gia Việt Nam, cụ thể như sau:
a) Chương trình đào tạo đại học: 120 tín chỉ, cộng với khối lượng giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng-an ninh theo quy định hiện hành;
b) Chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù trình độ bậc 7: 150 tín chỉ, cộng với khối lượng giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng-an ninh theo quy định hiện hành; hoặc 30 tín chỉ đối với người có trình độ đại học thuộc cùng nhóm ngành;
c) Chương trình đào tạo thạc sĩ: 60 tín chỉ đối với người có trình độ đại học thuộc cùng nhóm ngành;
d) Chương trình đào tạo tiến sĩ: 90 tín chỉ với người có trình độ thạc sĩ, 120 tín chỉ với người có trình độ đại học thuộc cùng nhóm ngành.
...
Như vậy, theo quy định trên thì chương trình đào tạo đại học phải học tối thiểu là 120 tín chỉ.
Cấu trúc và nội dung của chương trình đào tạo đại học ra sao?
Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT thì cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo đại học được quy định như sau:
- Phải thể hiện rõ vai trò của từng thành phần, học phần, sự liên kết logic và bổ trợ lẫn nhau giữa các thành phần, học phần đảm bảo thực hiện mục tiêu, yêu cầu tổng thể của chương trình đào tạo;
- Phải thể hiện rõ đặc điểm và yêu cầu chung về chuyên môn, nghề nghiệp trong lĩnh vực, nhóm ngành ở trình độ đào tạo, tạo điều kiện thực hiện liên thông giữa các ngành và trình độ đào tạo; đồng thời thể hiện những đặc điểm và yêu cầu riêng của ngành đào tạo;
- Phải quy định rõ những thành phần chính yếu, bắt buộc đối với tất cả người học; đồng thời đưa ra các thành phần bổ trợ, tự chọn để người học lựa chọn học phù hợp với định hướng nghề nghiệp của bản thân;
- Phải định hướng được cho người học đồng thời đảm bảo tính mềm dẻo, tạo điều kiện cho người học xây dựng kế hoạch học tập cá nhân theo tiến độ và trình tự phù hợp với năng lực, điều kiện của bản thân.
Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo đại học như thế nào?
Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT quy định chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo đại học như sau:
- Phải rõ ràng và thiết thực, thể hiện kết quả học tập mà người tốt nghiệp cần đạt được về hiểu biết chung và năng lực cốt lõi ở trình độ đào tạo, những yêu cầu riêng của lĩnh vực, ngành đào tạo.
- Phải đo lường, đánh giá được theo các cấp độ tư duy làm căn cứ thiết kế, thực hiện và cải tiến nội dung và phương pháp giảng dạy; kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và cấp văn bằng cho người học.
- Phải nhất quán với mục tiêu của chương trình đào tạo, thể hiện được sự đóng góp rõ nét đồng thời phản ánh được những yêu cầu mang tính đại diện cao của giới tuyển dụng và các bên liên quan khác.
- Phải chỉ rõ bậc trình độ cụ thể và đáp ứng chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng, mức độ tự chủ và trách nhiệm, năng lực cần thiết theo quy định cho bậc trình độ tương ứng theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
- Phải bảo đảm tính liên thông với chuẩn đầu vào của trình độ đào tạo cao hơn (nếu có), đồng thời tạo cơ hội liên thông ngang giữa các chương trình cùng trình độ đào tạo, nhất là giữa các chương trình thuộc cùng nhóm ngành hoặc cùng lĩnh vực.
- Phải được cụ thể hóa một cách đầy đủ và rõ nét trong chuẩn đầu ra của các học phần và thành phần trong chương trình đào tạo, đồng thời được thực hiện một cách có hệ thống qua liên kết giữa các học phần và các thành phần.
- Phải đảm bảo tính khả thi, phù hợp với khối lượng chương trình để phần lớn người học đã đáp.
- Hội đồng trường của trường phổ thông tư thục là gì? Cơ cấu tổ chức trường phổ thông tư thục như thế nào?
- Khái niệm di sản văn hoá là gì? Học sinh sẽ học khái niệm di sản văn hoá sẽ có trong chương trình môn gì?
- Hướng dẫn chi tiết cách viết mẫu bảng cam kết không tái phạm 2024?
- Giáo dục STEM là gì? Giáo dục STEM được học ở cấp mấy?
- Mẫu bài văn nghị luận về vai trò của văn học đối với tuổi trẻ lớp 12? Yêu cầu về khả năng đọc hiểu văn bản nghị luận lớp 12?
- Bài thi viết đoạn văn cảm nhận cuốn sách mà em thích nhất? Năng lực văn học mà học sinh lớp 8 phải đạt được?
- Thời điểm thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân? Yêu cầu cần đạt trong phần Việt Nam từ năm 1918 đến năm 1945 là gì?
- Đã có Dự thảo về Quy chế tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ? Tiêu chuẩn của đơn vị tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ như thế nào?
- Đáp Án Tuần 1 Cuộc Thi Quân Đội Nhân Dân Việt Nam 80 năm 2024 trên Báo Cáo Viên? Cuộc thi có phải do Bộ Giáo dục tổ chức không?
- Lịch bồi dưỡng STEM tháng 12 năm 2024 TP Hồ Chí Minh? Quy trình xây dựng bài học STEM có gì?