Định hướng về nội dung giáo dục Chương trình Xóa mù chữ theo quy định mới nhất ra sao?
- Định hướng về nội dung giáo dục ngôn ngữ và văn học Chương trình Xóa mù chữ ra sao?
- Định hướng về nội dung giáo dục toán học Chương trình Xóa mù chữ ra sao?
- Định hướng về nội dung giáo dục khoa học xã hội Chương trình Xóa mù chữ ra sao?
- Định hướng về nội dung giáo dục khoa học tự nhiên Chương trình Xóa mù chữ ra sao?
- Định hướng về nội dung giáo dục công nghệ và tin học và các chuyên đề học tập Chương trình Xóa mù chữ ra sao?
Định hướng về nội dung giáo dục ngôn ngữ và văn học Chương trình Xóa mù chữ ra sao?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục 4 Phần 1 Chương trình Xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT, định hướng về nội dung giáo dục ngôn ngữ và văn học Chương trình Xóa mù chữ như sau:
Giáo dục ngôn ngữ và văn học được thực hiện chủ yếu ở môn Tiếng Việt; có vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng tình cảm, tư tưởng và hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực cho học viên.
Thông qua ngôn ngữ, bồi dưỡng cho học viên những phẩm chất chủ yếu, đặc biệt là tinh thần yêu nước, lòng nhân ái, tính trung thực và ý thức trách nhiệm; hình thành, phát triển cho học viên các năng lực chung và hai năng lực đặc thù là năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học.
Nội dung cốt lõi của môn học bao gồm các mạch kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết yếu về tiếng Việt và văn học; giúp học viên sử dụng tiếng Việt thành thạo để giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống và học tập.
Chương trình được thiết kế theo các mạch chính tương ứng với các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe.
Kiến thức tiếng Việt và văn học được tích hợp trong quá trình dạy học đọc, viết, nói và nghe. Các ngữ liệu được lựa chọn và sắp xếp phù hợp với khả năng tiếp nhận của học viên ở mỗi giai đoạn, mỗi kỳ học.
Ngoài ra ở kỳ 5 chương trình xây dựng các chuyên đề học tập. Các chuyên đề này nhằm tăng cường khả năng dùng từ, viết câu và kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, của học viên.
Định hướng về nội dung giáo dục Chương trình Xóa mù chữ theo quy định mới nhất ra sao? (Hình từ Internet)
Định hướng về nội dung giáo dục toán học Chương trình Xóa mù chữ ra sao?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục 4 Phần 1 Chương trình Xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT, định hướng về nội dung giáo dục toán học Chương trình Xóa mù chữ như sau:
Giáo dục toán học góp phần hình thành và phát triển cho học viên các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực toán học, đặc biệt năng lực tính toán (tư duy và lập luận toán học, sử dụng các công cụ và phương tiện học toán; tạo cơ hội để học viên được trải nghiệm, vận dụng toán học vào thực tiễn).
Giáo dục toán học tạo lập sự kết nối giữa Toán học với thực tiễn, giữa Toán học với các môn học khác, đặc biệt với các môn Khoa học, Công nghệ, Tin học.
Giáo dục toán học thực hiện ở môn Toán, giúp học viên nắm được một cách có hệ thống các khái niệm, nguyên lí, quy tắc toán học cần thiết nhất cho tất cả mọi người, làm nền tảng cho việc học tập ở các trình độ cao hơn hoặc có thể sử dụng trong lao động, sản xuất, sinh hoạt hàng ngày.
Chương trình môn Toán được thiết kế theo cấu trúc tuyến tính kết hợp với “đồng tâm xoáy ốc” (đồng tâm, mở rộng và nâng cao dần), xoay quanh và tích hợp ba mạch kiến thức: số học, hình học và đo lường, thống kê và xác suất.
Yêu cầu học viên có những kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản ban đầu, thiết yếu về: số và phép tính (số tự nhiên, phân số, số thập phân và các phép tính trên những tập hợp số đó); hình học và đo lường (quan sát, nhận biết, mô tả hình dạng và đặc điểm ở mức độ trực quan của một số hình phẳng và hình khối trong thực tiễn; tạo lập một số mô hình hình học đơn giản; tính toán một số đại lượng hình học; phát triển trí tưởng tượng không gian; giải quyết một số vấn đề thực tiễn đơn giản gắn với hình học và đo lường với các đại lượng đo thông dụng); thống kê và xác suất (một số yếu tố thống kê và xác suất đơn giản; giải quyết một số vấn đề thực tiễn đơn giản gắn với một số yếu tố thống kê và xác suất.
Định hướng về nội dung giáo dục khoa học xã hội Chương trình Xóa mù chữ ra sao?
Căn cứ tiểu mục 3 Mục 4 Phần 1 Chương trình Xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT, định hướng về nội dung giáo dục khoa học xã hội Chương trình Xóa mù chữ như sau:
Mục tiêu của giáo dục khoa học xã hội là góp phần giúp học viên hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi trên cơ sở nắm vững hệ thống tri thức cơ bản về khoa học xã hội, chủ yếu là lịch sử và địa lí; giúp người học hiểu rõ hơn về thế giới mà họ đang sống, sự kết nối, tương tác giữa con người với con người, giữa con người với môi trường xung quanh, giữa dân tộc với thế giới; truyền cảm hứng cho học viên khám phá bản thân, các vấn đề của đất nước, của khu vực và thế giới có liên quan trực tiếp đến cuộc sống; giúp học viên hiểu biết, có tư duy độc lập và sáng tạo.
Thông qua giáo dục khoa học xã hội, học viên được hình thành và phát triển năng lực khoa học xã hội (nhận thức khoa học xã hội, tìm hiểu xã hội và vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học để tự tìm hiểu, khám phá bản thân, cộng đồng, xã hội; phân tích và giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực xã hội, chính trị và văn hóa trong không gian và thời gian cụ thể.
Giáo dục khoa học xã hội được thực hiện ở môn học Tự nhiên và Xã hội, Lịch sử và Địa lí.
Môn học Tự nhiên và Xã hội (phần xã hội) được tổ chức theo các mạch nội dung rất gần gũi với học viên đó là gia đình và cộng đồng địa phương.
Môn học Lịch sử và Địa lí được tổ chức theo các mạch chính là đại cương về thế giới, khu vực, Việt Nam và địa phương, bảo đảm cấu trúc sau: quá trình tiến hóa (thời gian, không gian), quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước, kiến tạo nền văn minh - văn hiến của dân tộc Việt Nam; sự phát triển của tiến bộ xã hội và nguyên nhân của hưng thịnh, suy vong qua các thời kì của các quốc gia - dân tộc; các thành tựu chính về kinh tế, xã hội, văn hóa, văn minh; các cá nhân, tập đoàn người trong quan hệ hợp tác, cạnh tranh; điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên; đặc điểm dân cư, đặc điểm quần cư trong các không gian và thời gian lịch sử; cơ cấu và phân bố nền kinh tế; một số chủ đề liên môn kết nối các nội dung của lịch sử, địa lí kinh tế - xã hội, địa lí tự nhiên.
Định hướng về nội dung giáo dục khoa học tự nhiên Chương trình Xóa mù chữ ra sao?
Căn cứ tiểu mục 4 Mục 4 Phần 1 Chương trình Xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT, định hướng về nội dung giáo dục khoa học tự nhiên Chương trình Xóa mù chữ như sau:
Bên cạnh vai trò góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung cho học viên, giáo dục khoa học tự nhiên có sứ mệnh hình thành và phát triển thế giới quan khoa học ở học viên; đóng vai trò chủ đạo trong việc giáo dục học viên tinh thần khách quan, tình yêu thiên nhiên, tôn trọng các quy luật của tự nhiên để từ đó biết ứng xử với tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững xã hội và môi trường.
Giáo dục khoa học tự nhiên giúp học viên dần hình thành và phát triển năng lực khoa học tự nhiên qua quan sát và thực nghiệm, vận dụng tổng hợp kiến thức, kĩ năng để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.
Giáo dục khoa học tự nhiên được thực hiện trong môn học Tự nhiên và Xã hội, Khoa học.
Giáo dục khoa học tự nhiên tiếp cận một cách đơn giản một số sự vật, hiện tượng phổ biến trong cuộc sống hằng ngày, giúp học viên có nhận thức đầu về thế giới tự nhiên và được tổ chức theo các mạch nội dung như thực vật và động vật, nấm và vi khuẩn, con người và sức khỏe, sinh vật và môi trường, Trái Đất và bầu trời, chất và năng lượng, thể hiện các nguyên lí, quy luật chung của thế giới tự nhiên (tính cấu trúc, sự đa dạng, sự tương tác, tính hệ thống, quy luật vận động và biến đổi), đồng thời từng bước phản ánh vai trò của khoa học tự nhiên đối với sự phát triển xã hội và sự vận dụng kiến thức, kĩ năng về khoa học tự nhiên trong sử dụng và khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững.
Các nội dung này được sắp xếp chủ yếu theo Iogic tuyến tính, kết hợp một số nội dung đồng tâm xoáy ốc nhằm hình thành nhận thức về thế giới tự nhiên và khoa học tự nhiên, giúp học viên bước đầu vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học về khoa học tự nhiên trong đời sống.
Định hướng về nội dung giáo dục công nghệ và tin học và các chuyên đề học tập Chương trình Xóa mù chữ ra sao?
Căn cứ tiểu mục 5 Mục 4 Phần 1 Chương trình Xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT, định hướng về nội dung giáo dục công nghệ và tin học như sau:
Giáo dục công nghệ hình thành, phát triển ở học viên năng lực công nghệ với các thành phần sau: nhận thức, giao tiếp, sử dụng công nghệ và thiết kế kĩ thuật; giúp học viên học tập, làm việc hiệu quả trong môi trường công nghệ ở gia đình và xã hội.
Với trọng tâm là hình thành và phát triển năng lực thiết kế, giáo dục công nghệ có nhiều cơ hội và lợi thế trong hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Bên cạnh đó, giáo dục công nghệ còn góp phần hình thành và phát triển một số năng lực đặc thù khác như: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực tin học, ...
Giáo dục công nghệ trang bị cho học viên những hiểu biết, kĩ năng phổ thông, cốt lõi về công nghệ; học viên được khám phá thế giới kĩ thuật, công nghệ thông qua các chủ đề đơn giản về công nghệ và đời sống, một số sản phẩm công nghệ trong gia đình mà học viên tiếp xúc hằng ngày, an toàn với công nghệ trong nhà; được trải nghiệm thiết kế kĩ thuật, công nghệ thông qua các hoạt động thủ công kĩ thuật, lắp ráp các mô hình kĩ thuật đơn giản.
Giáo dục tin học hình thành, phát triển ở học viên năng lực sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông; ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học tập và tự học.
Giáo dục công nghệ và giáo dục tin học được thực hiện thông qua mô đun Công nghệ, mô đun Tin học (được tích hợp nội dung trong môn Khoa học của giai đoạn 2).
Cùng với các nội dung giáo dục khác, giáo dục công nghệ và giáo dục tin học góp phần hình thành, phát triển ở học viên các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung.
Ngoài ra, đối với các chuyên đề học tập, tiểu mục 6 Mục 4 Phần 1 Chương trình Xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT định hướng về nội dung giáo dục như sau:
Chuyên đề học tập là nội dung giáo dục nhằm giúp học viên tăng cường kiến thức và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức giải quyết một số vấn đề của thực tiễn, đáp ứng yêu cầu phát triển nghề nghiệp của người học.
- Khai bút đầu năm là gì? Khai bút đầu năm 2025 nên viết gì? Năm học 2024 2025 đánh giá, nhận xét học sinh theo Thông tư nào?
- Mùng 1 tết cha, mùng 2 tết mẹ, mùng 3 tết thầy nghĩa là gì?
- Danh sách thí sinh vào Vòng bán kết Bảng B Cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh?
- Chính thức: Kết quả vào Vòng bán kết Bảng A Cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh?
- Công thức tính hình trụ là gì? Công thức tính hình trụ được học ở chương trình lớp mấy?
- 3+ Tả cảnh quê hương em những ngày đầu xuân năm mới? Nội dung văn bản văn học của ngữ liệu môn Tiếng Việt lớp 4 ra sao?
- Top 3+ dàn ý tả mẹ lớp 5? Sách giáo khoa học sinh tiểu học do ai quyết định lựa chọn?
- 20+ câu chúc tết hay cho khách hàng đối tác ý nghĩa?
- 8+ viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật lớp 4? Mục tiêu của chương trình môn Tiếng Việt lớp 4 ra sao?
- 12+ mở bài nghị luận xã hội về tuổi trẻ hay và ngắn gọn? Quyền của học sinh lớp 12 tại trường học ra sao?