Điều kiện về chương trình giáo dục, cơ sở vật chất và đội ngũ nhà giáo trong liên kết giáo dục nước ngoài?

Để liên kết giáo dục nước ngoài cần đáp ứng điều kiện về chương trình giáo dục, cơ sở vật chất và đội ngũ nhà giáo như thế nào?

Điều kiện về chương trình giáo dục, cơ sở vật chất và đội ngũ nhà giáo trong liên kết giáo dục nước ngoài?

Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 86/2018/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 124/2024/NĐ-CP, chất lượng chương trình giáo dục, cơ sở giáo dục và đội ngữ giáo viên trong liên kết giáo dục nước ngoài phải được đảm bảo như sau:

- Chương trình giáo dục:

+ Chương trình giáo dục của nước ngoài đưa vào tích hợp phải là chương trình đã được kiểm định chất lượng giáo dục ở nước sở tại hoặc được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về giáo dục của nước sở tại công nhận về chất lượng giáo dục;

+ Chương trình giáo dục tích hợp phải bảo đảm mục tiêu của chương trình giáo dục của Việt Nam và đáp ứng các yêu cầu bảo đảm chất lượng của chương trình giáo dục nước ngoài; không bắt buộc người học phải học lại cùng một nội dung kiến thức, bảo đảm tính ổn định đến hết cấp học và liên thông giữa các cấp học vì quyền lợi của học sinh, bảo đảm tính tự nguyện tham gia và không gây quá tải cho học sinh

+ Chương trình giáo dục tích hợp phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể việc tích hợp chương trình giáo dục của Việt Nam với chương trình giáo dục của nước ngoài.

- Cơ sở giáo dục:

+ Quy mô lớp học và cơ sở vật chất phải đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục tích hợp và không làm ảnh hưởng đến hoạt động giảng dạy chung của cơ sở giáo dục phía Việt Nam tham gia liên kết giáo dục.

- Đội ngũ nhà giáo.

+ Giáo viên Việt Nam giảng dạy chương trình giáo dục tích hợp phải đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo của cấp học theo quy định của pháp luật Việt Nam;

+ Giáo viên nước ngoài giảng dạy chương trình giáo dục tích hợp phải có trình độ đại học phù hợp với chuyên môn giảng dạy và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm hoặc tương đương;

+ Giáo viên giảng dạy chương trình giáo dục tích hợp bằng ngoại ngữ phải có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của chương trình tích hợp và không thấp hơn Bậc 5 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương.

Ngoài ra tại Điều 4 Nghị định 86/2018/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 124/2024/NĐ-CP còn quy định về việc bảo đảm chất lượng đối với các lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam được cá nhân, tổ chức nước ngoài đầu tư hợp tác như sau:

- Liên kết giáo dục, liên kết đào tạo với nước ngoài và hoạt động của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam phải đáp ứng quy định hiện hành của Việt Nam về bảo đảm chất lượng giáo dục.

- Cơ sở giáo dục thực hiện liên kết giáo dục, liên kết đào tạo và cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định hiện hành của Việt Nam.

- Phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài tại Việt Nam phải thực hiện quy định và đạt yêu cầu về bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục của tổ chức thực hiện kiểm định cơ sở giáo dục đại học nước ngoài đầu tư thành lập phân hiệu

Chương trình giáo dục, cơ sở và đội ngũ giáo viên được quy định như thế nào? Tổ chức, cá nhân nước ngoài được phép đầu tư hợp tác lĩnh vực giáo dục nào ở Việt Nam?

Điều kiện về chương trình giáo dục, cơ sở vật chất và đội ngũ nhà giáo trong liên kết giáo dục nước ngoài? (Hình từ Internet)

Tổ chức, cá nhân nào được phép đầu tư hợp tác lĩnh vực giáo dục nào ở Việt Nam?

Theo Điều 3 Nghị định 86/2018/NĐ-CP, tổ chức, cá nhân nước ngoài được phép đầu tư hợp tác lĩnh vực giáo dục như sau:

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân nước ngoài) được phép hợp tác, đầu tư trong lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài được phép hợp tác, đầu tư các ngành đào tạo theo quy định hiện hành trừ các ngành về an ninh, quốc phòng, chính trị và tôn giáo.

Quy định về đánh giá kết quả học tập, kiểm tra, thi, công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp trong liên kết giáo dục nước ngoài?

Theo Điều 8 Nghị định 86/2018/NĐ-CP, quy định như sau:

- Việc đánh giá kết quả học tập, kiểm tra, thi, công nhận hoàn thành chương trình giáo dục, công nhận tốt nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và của nước sở tại nơi cung cấp chương trình giáo dục.

-. Người học hoàn thành chương trình giáo dục tích hợp cấp trung học phổ thông phải được cấp văn bằng tốt nghiệp của Việt Nam và của nước ngoài.

Liên kết giáo dục
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện về chương trình giáo dục, cơ sở vật chất và đội ngũ nhà giáo trong liên kết giáo dục nước ngoài?
Tác giả:
Lượt xem: 41

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;