Điều kiện thành lập nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân là gì?

Thành lập nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân cần đáp ứng điều kiện gì?

Điều kiện thành lập nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân là gì?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 49 Luật giáo dục 2019 quy định về điều kiện thành lập nhà trường như sau:

Điều kiện thành lập nhà trường và điều kiện được phép hoạt động giáo dục
1. Nhà trường được thành lập khi có đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục theo quy định của Luật Quy hoạch.
Đề án thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường, tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường.
...

Như vậy, điều kiện thành lập nhà trường là có đề án có đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục theo quy định của Luật Quy hoạch 2017.

Điều kiện thành lập nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân là gì?

Điều kiện thành lập nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân là gì? (Hình từ Internet)

Nhà trường được phép hoạt động giáo dục khi nào?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 49 Luật giáo dục 2019 thì nhà trường được phép hoạt động giáo dục khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

- Có đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục; địa điểm xây dựng trường bảo đảm môi trường giáo dục, an toàn cho người học, người dạy và người lao động;

- Có chương trình giáo dục và tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định phù hợp với mỗi cấp học, trình độ đào tạo; có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu để bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục;

- Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục;

- Có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.

* Trong thời hạn quy định, nếu nhà trường có đủ các điều kiện quy định thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục; khi hết thời hạn quy định, nếu không đủ điều kiện thì bị thu hồi quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập.

Nhà trường bị đình chỉ hoạt động giáo dục khi nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật giáo dục 2019 thì nhà trường bị đình chỉ hoạt động giáo dục trong trường hợp sau đây:

- Có hành vi gian lận để được cho phép hoạt động giáo dục;

- Không bảo đảm một trong các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 49 của Luật giáo dục 2019;

- Người cho phép hoạt động giáo dục không đúng thẩm quyền;

-Không triển khai hoạt động giáo dục trong thời hạn quy định kể từ ngày được phép hoạt động giáo dục;

- Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ;

- Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Ai có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập nhà trường?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 52 Luật giáo dục 2019 quy định như sau:

Thẩm quyền, thủ tục thành lập hoặc cho phép thành lập; cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục; sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường
1. Thẩm quyền thành lập trường công lập và cho phép thành lập trường dân lập, trường tư thục được quy định như sau:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đối với trường mầm non, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học cơ sở, trường phổ thông dân tộc bán trú, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản này;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đối với trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường trung cấp trên địa bàn tỉnh, trừ trường hợp quy định tại điểm c và điểm d khoản này;
c) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quyết định đối với trường trung cấp trực thuộc;
d) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định đối với trường dự bị đại học, cao đẳng sư phạm và trường trực thuộc Bộ; trường mầm non, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên Chính phủ đề nghị;
đ) Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định đối với trường cao đẳng, trừ trường cao đẳng sư phạm;
e) Thủ tướng Chính phủ quyết định đối với cơ sở giáo dục đại học.
2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép hoạt động giáo dục đối với cơ sở giáo dục đại học. Thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục đối với nhà trường ở các cấp học, trình độ đào tạo khác thực hiện theo quy định của Chính phủ.
3. Người có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập nhà trường có thẩm quyền thu hồi quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập, quyết định sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường. Người có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục có thẩm quyền quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục.
Trường hợp sáp nhập giữa các nhà trường không do cùng một cấp có thẩm quyền thành lập thì cấp có thẩm quyền cao hơn quyết định; trường hợp cấp có thẩm quyền thành lập ngang nhau thì cấp có thẩm quyền ngang nhau đó thỏa thuận quyết định.
4. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, thủ tục thành lập hoặc cho phép thành lập; cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục; sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường quy định tại các điều 49, 50, 51 và 52 của Luật này.

Như vậy, thẩm quyền thành lập trường công lập và cho phép thành lập trường dân lập, trường tư thục được quy định như sau:

- Đối với trường mầm non, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học cơ sở, trường phổ thông dân tộc bán trú, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 52 Luật giáo dục 2019: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;

- Đối với trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường trung cấp trên địa bàn tỉnh, trừ trường hợp quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 52 Luật giáo dục 2019: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

- Đối với trường trung cấp trực thuộc: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ;

- Đối với trường dự bị đại học, cao đẳng sư phạm và trường trực thuộc Bộ; trường mầm non, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên Chính phủ đề nghị: Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Đối với trường cao đẳng, trừ trường cao đẳng sư phạm: Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Đối với cơ sở giáo dục đại học: Thủ tướng Chính phủ.

Giáo dục quốc dân
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện thành lập nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hệ thống giáo dục quốc dân có các cấp học, trình độ đào tạo nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Có mấy loại hình nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân?
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;