Điều kiện sáp nhập trường tiểu học như thế nào?
Điều kiện sáp nhập trường tiểu học?
Căn cứ Điều 51 Luật Giáo dục 2019 quy định về sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường như sau:
Sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường
1. Nhà trường sáp nhập, chia, tách phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục theo quy định của Luật Quy hoạch;
b) Đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội;
c) Bảo đảm quyền, lợi ích của nhà giáo và người học;
d) Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.
2. Nhà trường bị giải thể trong trường hợp sau đây:
a) Vi phạm nghiêm trọng quy định về quản lý, tổ chức và hoạt động của nhà trường;
b) Hết thời hạn đình chỉ hoạt động giáo dục mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ;
c) Mục tiêu và nội dung hoạt động trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập nhà trường không còn phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội;
d) Không bảo đảm chất lượng giáo dục;
đ) Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập trường.
3. Quyết định sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường phải xác định rõ lý do, biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích của nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, người học, người lao động trong nhà trường và phải được công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
Như vậy, điều kiện sáp nhập trường tiểu học như sau:
- Phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục;
- Đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội;
- Bảo đảm quyền, lợi ích của nhà giáo và người học;
- Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.
Ngoài ra, quyết định sáp nhập trường tiểu học phải xác định rõ lý do, biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích của nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, người học, người lao động trong nhà trường và phải được công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
Điều kiện sáp nhập trường tiểu học như thế nào? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền thành lập trường tiểu học?
Căn cứ khoản 1 Điều 52 Luật giáo dục 2019 quy định về thẩm quyền, thủ tục thành lập hoặc cho phép thành lập; cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục; sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường như sau:
Thẩm quyền, thủ tục thành lập hoặc cho phép thành lập; cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục; sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường
1. Thẩm quyền thành lập trường công lập và cho phép thành lập trường dân lập, trường tư thục được quy định như sau:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đối với trường mầm non, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học cơ sở, trường phổ thông dân tộc bán trú, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản này;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đối với trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường trung cấp trên địa bàn tỉnh, trừ trường hợp quy định tại điểm c và điểm d khoản này;
c) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quyết định đối với trường trung cấp trực thuộc;
d) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định đối với trường dự bị đại học, cao đẳng sư phạm và trường trực thuộc Bộ; trường mầm non, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên Chính phủ đề nghị;
đ) Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định đối với trường cao đẳng, trừ trường cao đẳng sư phạm;
e) Thủ tướng Chính phủ quyết định đối với cơ sở giáo dục đại học.
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo là người có thẩm quyền thành lập trường tiểu học. Cụ thể như sau:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đối với trường tiểu học;
- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định đối với trường tiểu học do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên Chính phủ đề nghị.
Mục tiêu của việc giáo dục tiểu học tại trường tiểu học là gì?
Căn cứ tại Điều 29 Luật Giáo dục 2019 quy định về mục tiêu của giáo dục phổ thông như sau:
Mục tiêu của giáo dục phổ thông
1. Giáo dục phổ thông nhằm phát triển toàn diện cho người học về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo; hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho người học tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Giáo dục tiểu học nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.
3. Giáo dục trung học cơ sở nhằm củng cố và phát triển kết quả của giáo dục tiểu học; bảo đảm cho học sinh có học vấn phổ thông nền tảng, hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông hoặc chương trình giáo dục nghề nghiệp.
4. Giáo dục trung học phổ thông nhằm trang bị kiến thức công dân; bảo đảm cho học sinh củng cố, phát triển kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có hiểu biết thông thường về kỹ thuật, hướng nghiệp; có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Như vậy, mục tiêu của việc giáo dục tiểu học tại trường tiểu học có 2 mục tiêu gồm:
Thứ nhất là hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh;
Thứ hai là chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở theo quy định.










- 3+ bài văn nghị luận về tình yêu thương trong cuộc sống lớp 8? Trường trung học cơ sở có bao nhiêu phòng học bộ môn?
- Lời bài hát Đầu Tư Cho Trái Tim? Hợp âm bài hát Đầu Tư Cho Trái Tim?
- Danh sách bầu chọn Quả bóng vàng Việt Nam năm 2024? Quy định về tập luyện và thi đấu thể thao trong nhà trường?
- Top 5 bài văn tả một người em mới gặp lần đầu mà em nhớ mãi ngắn gọn? Trường tiểu học có bao nhiêu phòng học bộ môn?
- 5+ Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ? Đặc điểm tính chất nội dung môn Ngữ Văn?
- Tổng hợp 100+ mẫu viết thư UPU lần thứ 54 năm 2025 hay, cảm động?
- Top 4 dàn ý cho bài văn tả một con vật mà em yêu thích? Yêu cầu khi dạy thêm môn Tiếng Việt lớp 4 ngoài nhà trường?
- 3+ mẫu bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích sáng tạo? Tuyển sinh lớp 6 năm 2025 áp dụng quy chế nào?
- Viết 2 3 câu về một lễ hội liên kết với nhau bằng cách lặp từ ngữ? Nội dung đánh giá học sinh lớp 5 năm học 2024 2025?
- Hội đồng tuyển sinh trung học phổ thông gồm những ai? Quy trình tuyển sinh trung học phổ thông như thế nào?