Điều kiện để trường đại học thực hiện quyền tự chủ?

Để được thực hiện quyền tự chủ, trường đại học phải đáp ứng các điều kiện gì?

Điều kiện để trường đại học thực hiện quyền tự chủ?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 32 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi khoản 17 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 thì điều kiện để trường đại học thực hiện quyền tự chủ như sau:

- Đã thành lập hội đồng trường, hội đồng đại học; đã được công nhận đạt chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục đại học bởi tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hợp pháp;

- Đã ban hành và tổ chức thực hiện quy chế tổ chức và hoạt động; quy chế tài chính; quy chế, quy trình, quy định quản lý nội bộ khác và có chính sách bảo đảm chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn do Nhà nước quy định;

- Thực hiện phân quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình đến từng đơn vị, cá nhân trong trường đại học;

- Công khai điều kiện bảo đảm chất lượng, kết quả kiểm định, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm và thông tin khác theo quy định của pháp luật.

Điều kiện để trường đại học thực hiện quyền tự chủ? Quyền tự chủ về tài chính và tài sản của trường đại học được quy định như thế nào?

Điều kiện để trường đại học thực hiện quyền tự chủ? Quyền tự chủ về tài chính và tài sản của trường đại học được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Pháp luật quy định như thế nào về quyền tự chủ về học thuật và hoạt động chuyên môn của trường đại học?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 99/2019/NĐ-CP thì đối với quyền tự chủ về học thuật và hoạt động chuyên môn của trường đại học, trường đại học được:

- Được quyền ban hành và tổ chức thực hiện các quy định nội bộ về hoạt động tuyển sinh, đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác trong nước và quốc tế phù hợp quy định của pháp luật;

- Xác định, công bố công khai phương thức, chỉ tiêu tuyển sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trừ lĩnh vực quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của cơ quan quản lý trực tiếp;

- Quyết định phương thức tổ chức và quản lý đào tạo đối với các trình độ, hình thức đào tạo;

Xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo phù hợp với quy định về Khung trình độ quốc gia Việt Nam, về chuẩn chương trình đào tạo, bảo đảm không gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích cộng đồng, không xuyên tạc lịch sử, ảnh hưởng xấu đến văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục và đoàn kết các dân tộc Việt Nam, hòa bình, an ninh thế giới, không có nội dung truyền bá tôn giáo;

Biên soạn, lựa chọn, thẩm định, phê duyệt và sử dụng tài liệu giảng dạy, giáo trình giáo dục đại học (trừ các môn học bắt buộc); tổ chức thực hiện, đánh giá chất lượng các chương trình đào tạo của giáo dục đại học;

Thiết kế mẫu, in phôi, cấp phát, quản lý văn bằng, chứng chỉ phù hợp với quy định của pháp luật;

- Quyết định đào tạo từ xa, liên kết đào tạo trình độ đại học theo hình thức vừa làm vừa học với cơ sở giáo dục trong nước đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;

- Quyết định hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định tại Điều 16 Nghị định 99/2019/NĐ-CP; quyết định các hoạt động hợp tác quốc tế quy định tại các khoản 3, 5 và 6 Điều 44 của Luật Giáo dục đại học 2012, phù hợp với quy định của pháp luật;

- Nếu đủ điều kiện thực hiện quyền tự chủ theo quy định tại khoản 17 thì được tự chủ mở ngành đào tạo theo quy định tại khoản 18, được tự chủ liên kết đào tạo với nước ngoài theo quy định tại khoản 30, Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018;

Các đại học được tự chủ ra quyết định mở ngành, liên kết đào tạo với nước ngoài cho trường đại học thành viên và đơn vị đào tạo thuộc đại học khi đáp ứng điều kiện mở ngành theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 33 và điều kiện liên kết đào tạo với nước ngoài quy định tại Điều 45 Luật Giáo dục đại học 2012.

Các trường đại học thành viên của đại học được tự chủ ra quyết định mở ngành, liên kết đào tạo với nước ngoài khi đáp ứng điều kiện mở ngành theo quy định tại khoản 3 Điều 33 và điều kiện liên kết đào tạo với nước ngoài theo quy định tại khoản 5 Điều 45 của Luật Giáo dục đại học 2012, phù hợp với quy chế tổ chức và hoạt động của đại học.

Trường đại học chưa đáp ứng điều kiện theo quy định tại khoản 17 Điều 1 của Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 thì thực hiện mở ngành, liên kết đào tạo với nước ngoài theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện các quyền tự chủ khác về học thuật và hoạt động chuyên môn phù hợp với quy định của pháp luật.

Quyền tự chủ về tài chính và tài sản của trường đại học được quy định như thế nào?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định 99/2019/NĐ-CP thì quyền tự chủ về tài chính và tài sản của trường đại học như sau:

- Trường đại học công lập thực hiện quyền tự chủ về tài chính và tài sản theo quy định của Luật Giáo dục đại học 2012, Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 và các quy định hiện hành về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;

- Trường đại học tư thục, trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận thực hiện quyền tự chủ về tài chính và tài sản theo quy định của Luật Giáo dục đại học 2012, Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 và các quy định của pháp luật khác có liên quan; được Nhà nước hỗ trợ phát triển phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và các quy định về đầu tư phát triển giáo dục đại học;

- Trường đại học phải ban hành, tổ chức thực hiện quy định nội bộ về tài chính và tài sản, thực hiện các quyền tự chủ về tài chính và tài sản khác theo quy định của Luật Giáo dục đại học 2012, Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 và pháp luật khác có liên quan.

Trường đại học
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Trường Đại học Nguyễn Huệ còn được gọi là? 3 yêu cầu cần có trong tuyển sinh đại học là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Trình độ thạc sĩ có được làm hiệu trưởng trường đại học không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn viết tờ trình đề nghị sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục đại học theo Nghị định 125?
Hỏi đáp Pháp luật
Nvidia là tập đoàn gì? Nvidia là công ty của nước nào? Thúc đẩy nghiên cứu khoa học phát triển công nghệ đội ngũ giảng viên trường đại học?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường đại học tự chủ mở ngành đào tạo khi chưa đủ điều kiện thì xử lý thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Các công việc và tiêu chí đánh giá Trưởng khoa trường đại học như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đối tượng nào liên kết giáo dục của Việt Nam và cơ sở giáo dục hoạt động ở nước ngoài?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện chuyển trường đại học là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Loại hình cơ sở giáo dục đại học bao gồm những loại hình nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân hiệu trường đại học bị giải thể trong trường hợp nào?

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;