Điều kiện để sinh viên là người dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo được hỗ trợ chi phí học tập?
- Điều kiện để sinh viên là người dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo được hỗ trợ chi phí học tập?
- Mức hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo hiện nay là bao nhiêu?
- Trình tự, thủ tục và hồ sơ đề nghị hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo ra sao?
Điều kiện để sinh viên là người dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo được hỗ trợ chi phí học tập?
Theo quy định tại Điều 2 Thông tư liên tịch 35/2014/TTLT-BGDĐT-BTC thì điều kiện để sinh viên là người dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo được hỗ trợ chi phí học tập gồm các điều kiện sau:
[1] Sinh viên là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo từng thời kỳ.
[2] Thi đỗ vào học đại học, cao đẳng hệ chính quy tại các cơ sở giáo dục đại học, bao gồm: đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng tại năm tham dự tuyển sinh theo đúng quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng.
Điều kiện để sinh viên là người dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo được hỗ trợ chi phí học tập? (Hình từ Internet)
Mức hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ tại Điều 3 Thông tư liên tịch 35/2014/TTLT-BGDĐT-BTC quy định về mức hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo như sau:
Mức hỗ trợ
Mức hỗ trợ chi phí học tập bằng 60% mức lương cơ sở và được hưởng không quá 10 tháng/năm học/sinh viên; số năm được hưởng hỗ trợ chi phí học tập theo thời gian đào tạo chính thức.
Và tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định về mức lương cơ sở hiện nay như sau:
Mức lương cơ sở
1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng.
...
Như vậy, mức hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo bằng 60% mức lương cơ sở = 60% x 2.340.000 đồng/tháng = 1.404.000 đồng/tháng.
Theo đó, sinh viên được hưởng mức hỗ trợ không quá 10 tháng/năm học/sinh viên. Số năm được hưởng hỗ trợ chi phí học tập theo thời gian đào tạo chính thức.
Trình tự, thủ tục và hồ sơ đề nghị hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo ra sao?
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch 35/2014/TTLT-BGDĐT-BTC thì trình tự, thủ tục và hồ sơ đề nghị hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo như sau:
* Về trình tự, thủ tục và hồ sơ:
- Trong vòng 30 ngày kể từ khi khai giảng năm học, cơ sở giáo dục đại học thông báo cho sinh viên học tại cơ sở giáo dục về chính sách hỗ trợ chi phí học tập, thời gian nộp hồ sơ và hướng dẫn sinh viên nộp một bộ hồ sơ theo quy định sau:
+ Đối với sinh viên học tại cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập: gửi hồ sơ về phòng Lao động Thương binh - Xã hội cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi là phòng Lao động Thương binh - Xã hội) nơi sinh viên có hộ khẩu thường trú.
+ Đối với sinh viên học tại cơ sở giáo dục đại học công lập: gửi hồ sơ về cơ sở giáo dục đại học công lập nơi sinh viên theo học.
Hồ sơ bao gồm:
[1] Đơn đề nghị hỗ trợ chi phí học tập;
[2] Giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo do ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn cấp (bản sao có công chứng);
[3] Giấy khai sinh (bản sao có công chứng);
- Sinh viên thuộc diện hỗ trợ chi phí học tập chỉ phải nộp hồ sơ 01 lần vào đầu năm học. Trong năm học, nếu gia đình sinh viên thuộc diện đã thoát nghèo thì sinh viên có trách nhiệm nộp văn bản chứng nhận hộ đã thoát nghèo để dừng việc chi trả chi phí học tập cho kỳ tiếp theo.
Đối với sinh viên chưa thuộc diện hỗ trợ chi phí học tập, nếu trong năm học, gia đình sinh viên được bổ sung diện hộ nghèo, hộ cận nghèo thì nộp hồ sơ bổ sung đối tượng hưởng chính sách làm căn cứ chi trả chi phí học tập trong kỳ tiếp theo. Thời gian được hưởng theo hiệu lực của Giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo.
- Trường hợp trong quá trình học tập, sinh viên thuộc đối tượng được hưởng chế độ hỗ trợ chi phí học tập không nộp đơn đề nghị kèm theo đầy đủ các giấy tờ cần thiết theo qui định thì chỉ được chi trả chi phí học tập tính từ ngày cơ sở giáo dục đại học, phòng Lao động – Thương binh và Xã hội nhận được đầy đủ hồ sơ đến khi kết thúc khóa học và không được giải quyết truy lĩnh tiền hỗ trợ chi phí học tập đối với thời gian đã học từ trước thời điểm sinh viên gửi hồ sơ đề nghị kèm theo các giấy tờ cần thiết có liên quan.
* Thẩm định hồ sơ:
- Đối với cơ sở giáo dục đại học công lập:
Thủ trưởng các cơ sở giáo dục đại học công lập tổ chức quy trình thẩm định, đối chiếu và chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ; tổng hợp, lập danh sách và dự toán kinh phí thực hiện chế độ hỗ trợ chi phí học tập cho sinh viên, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp kiểm tra, phê duyệt, tổng hợp gửi cơ quan tài chính trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập có trách nhiệm xác nhận vào đơn đề nghị hỗ trợ chi phí học tập cho sinh viên trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận được đơn đề nghị của sinh viên và hướng dẫn sinh viên nộp hồ sơ về phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (nơi sinh viên có hộ khẩu thường trú) để thẩm định, phê duyệt danh sách đối tượng được hưởng chính sách và xây dựng dự toán kinh phí thực hiện chế độ hỗ trợ chi phí học tập cho sinh viên gửi cơ quan tài chính cùng cấp, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Thủ trưởng cơ sở giáo dục giáo dục đại học ngoài công lập chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung ghi trên giấy xác nhận của sinh viên.
- Top 10 mẫu kết bài chung cho nghị luận văn học truyện ngắn? Đọc, viết và giới thiệu một tập thơ, một tập truyện ngắn là chuyên đề môn Ngữ văn lớp mấy?
- Mẫu bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống lớp 7? Học sinh lớp 7 được đánh giá bằng nhận xét như thế nào?
- Loại gió thịnh hành ở nước ta vào mùa hạ có hướng gì? Học viên giáo dục thường xuyên cấp THCS được đánh giá bằng điểm số ra sao?
- Đồng bằng sông Cửu Long có bao nhiêu tỉnh thành phố?
- Mẫu Viết thư mời dự tiệc Giáng sinh bằng Tiếng Anh hay nhất? Các chủ điểm gợi ý trong dạy học môn Tiếng Anh ở các cấp học là gì?
- Mẫu viết bài văn kể lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử văn hóa rừng Trần Hưng Đạo? 4 hình thức khen thưởng học sinh THCS?
- Mục đích bồi dưỡng nâng cao năng lực cho nhân viên y tế trường học là gì?
- Hướng dẫn tổ chức giờ ăn đối với học sinh tiểu học?
- Điều kiện giáo viên nước ngoài dạy ngoại ngữ trong trường mầm non?
- Hướng dẫn xử lý khi xảy ra bạo lực học đường?