Điều kiện cho phép thành lập trường đại học tư thục gồm những gì?
- Điều kiện cho phép thành lập trường đại học tư thục gồm những gì?
- Ai có thẩm quyền cho phép thành lập trường đại học tư thục?
- Hồ sơ đề nghị phê duyệt chủ trương cho phép thành lập trường đại học tư thục gồm những gì?
- Trình tự đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép thành lập trường đại học tư thục gồm những gì?
Điều kiện cho phép thành lập trường đại học tư thục gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 22 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi, bãi bỏ bởi khoản 16 Điều 1 và khoản 2 Điều 2 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 thì trường đại học tư thục được cho phép thành lập khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Có dự án thành lập phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học đã được phê duyệt;
- Có chấp thuận bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của cơ sở giáo dục đại học về việc thành lập cơ sở giáo dục đại học và xác nhận về quyền sử dụng đất;
- Có xác nhận về khả năng tài chính đầu tư xây dựng cơ sở giáo dục đại học của cơ quan có thẩm quyền;
- Cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài còn phải đáp ứng điều kiện khác theo quy định của Luật Đầu tư 2020.
Xem thêm>> Chủ tịch hội đồng trường đại học công lập có trách nhiệm và quyền hạn như thế nào?
Điều kiện cho phép thành lập trường đại học tư thục gồm những gì? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền cho phép thành lập trường đại học tư thục?
Tại khoản 1 Điều 88 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định về thủ tục thành lập trường đại học công lập hoặc cho phép thành lập trường đại học tư thục như sau:
Thủ tục thành lập trường đại học công lập hoặc cho phép thành lập trường đại học tư thục
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập trường đại học công lập hoặc cho phép thành lập trường đại học tư thục.
2. Quy trình thành lập trường đại học gồm hai bước:
a) Phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập;
b) Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập.
...
Như vậy, thẩm quyền cho phép thành lập trường đại học tư thục thuộc về Thủ tướng Chính phủ.
Hồ sơ đề nghị phê duyệt chủ trương cho phép thành lập trường đại học tư thục gồm những gì?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 88 Nghị định 46/2017/NĐ-CP thì hồ sơ đề nghị phê duyệt chủ trương cho phép thành lập trường đại học gồm:
- Tờ trình đề nghị phê duyệt chủ trương cho phép thành lập của tổ chức hoặc cá nhân đối với trường đại học tư thục;
- Văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận về việc thành lập trường tại địa phương. Văn bản chấp thuận cần nêu rõ:
+ Về sự cần thiết, sự phù hợp của việc thành lập trường với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
+ Chủ trương cấp đất hoặc cho thuê đất xây dựng trường, địa điểm khu đất và khả năng phối hợp, tạo điều kiện của địa phương đối với việc xây dựng và phát triển nhà trường; văn bản pháp lý về quyền sử dụng đất (nếu có);
- Đề án thành lập trường đại học;
- Đối với hồ sơ thành lập trường đại học tư thục, ngoài các văn bản nêu tại các điểm a, b và c của khoản 3 Điều 88 Nghị định 46/2017/NĐ-CP thì hồ sơ cần có thêm các văn bản theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo sau đây:
+ Danh sách các thành viên sáng lập;
+ Biên bản cử đại diện đứng tên thành lập trường của các thành viên góp vốn;
+ Bản cam kết góp vốn xây dựng trường của cá nhân, tổ chức và ý kiến đồng ý của người đại diện đứng tên thành lập trường;
+ Danh sách các cổ đông cam kết góp vốn;
+ Biên bản thỏa thuận góp vốn.
Trình tự đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép thành lập trường đại học tư thục gồm những gì?
Theo quy định tại khoản 6 Điều 88 Nghị định 46/2017/NĐ-CP thì trình tự đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép thành lập trường đại học tư thục như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Chủ đề án gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đề đến Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Hồ sơ gồm:
- Văn bản phê duyệt chủ trương cho phép thành lập trường đại học tư thục của Thủ tướng Chính phủ;
- Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu giấy chứng nhận đầu tư đối với việc thành lập trường đại học tư thục do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp;
- Văn bản pháp lý xác nhận về quyền sử dụng đất hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền giao đất hoặc cho thuê đất từ 50 năm trở lên để xây dựng trường, trong đó xác định rõ địa điểm, mốc giới, địa chỉ, diện tích của khu đất nơi trường đặt trụ sở chính;
- Quy hoạch xây dựng trường và thiết kế tổng thể đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
- Văn bản báo cáo chi tiết về tình hình triển khai Dự án đầu tư thành lập trường của Ban quản lý dự án kèm theo ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính;
- Dự kiến ngành, nghề đào tạo, cán bộ quản lý và quy mô đào tạo;
- Các văn bản pháp lý xác nhận về vốn của chủ đầu tư do ban quản lý dự án đang được giao quản lý
Bước 2: Xem xét, sửa đổi, bổ sung, thẩm định hồ sơ
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho chủ đề án biết để sửa đổi, bổ sung;
Đối với hồ sơ đã đầy đủ theo quy định, trong vòng 60 ngày làm việc, Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, tổ chức thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế để đánh giá chính xác về những điều kiện và nội dung đề án, hoàn thiện hồ sơ gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ xin ý kiến bằng văn bản đối với các đề án đáp ứng điều kiện theo quy định và có văn bản thông báo cho chủ đề án đối với những đề án chưa đủ điều kiện.
Việc thẩm định thực tế đề án do Hội đồng thẩm định gồm: Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính thực hiện.
Hội đồng thẩm định do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập và có nhiệm vụ tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tính khả thi của đề án để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;
Bước 3: Hoàn thiện hồ sơ đề án trình và Thủ tướng Chính phủ quyết định
Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, đơn vị liên quan, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổng hợp các ý kiến, hoàn thiện hồ sơ đề án và trình Thủ tướng Chính phủ;
Lưu ý:
Sau thời hạn 04 năm, kể từ khi Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cho phép thành lập trường có hiệu lực, nếu trường không đủ điều kiện để được phép hoạt động đào tạo thì Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định hủy bỏ Quyết định cho phép thành lập trường nêu trên.
Đồng thời Bộ Giáo dục và Đào tạo có văn bản thông báo gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở để xử lý thu hồi quyền sử dụng đất xây dựng trường đã giao theo thẩm quyền.
Trường hợp quyết định cho phép thành lập trường hết hiệu lực thì Nhà nước sẽ thu hồi đất theo quy định hiện hành của pháp luật về đất đai; đối với các tài sản trên đất sẽ giải quyết theo các quy định hiện hành.
- Mẫu bài phát biểu sơ kết học kỳ 1 của phụ huynh năm học 2024 2025? Tổ chức của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường như thế nào?
- Sự phân hoá khí hậu ở nước ta có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động du lịch? Quy định về hoạt động dạy học trực tuyến cấp THCS?
- Gợi ý mẫu vẽ tranh Cuộc thi Ý tưởng trẻ thơ 2024? Mục tiêu đến năm 2025 của Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 2030?
- Từ năm 2025 kỳ thi tốt nghiệp THPT giảm chỉ còn 3 buổi thi?
- Kịch bản lễ sơ kết học kì 1 năm học 2024 2025? Học sinh trung học cơ sở được nhận giấy khen khi nào?
- wechoice awards 2024 Hướng dẫn bình chọn chi tiết nhất? Học sinh THPT có quyền được tiếp cận thông tin đúng không?
- Mẫu bài văn nghị luận về việc đọc sách của giới trẻ hiện nay? Ngữ liệu có thể lựa chọn thơ, ca dao, truyện thơ Nôm môn Ngữ văn lớp 8 ra sao?
- wechoice awards 2024 vote Link bình chọn chi tiết nhất? Hạn WeChoice Awards 2024 Vote đến ngày mấy?
- Bài văn tả dòng sông quê em lớp 5 ngắn gọn? Trường tiểu học có các loại phòng học bộ môn nào?
- Phân tích bài thơ Thu Điếu hay nhất? Tổ chức lớp học trong trường trung học phổ thông không quá bao nhiêu học sinh?