Điểm GPA là gì? Quy đổi điểm GPA ở đại học theo xếp loại học lực như thế nào?
Điểm GPA là gì?
Điểm GPA là gì là một câu hỏi mà sinh viên đại học quan tâm. Vậy điểm GPA là gì? GPA là viết tắt của Grade Point Average là chỉ số trung bình đánh giá kết quả học tập của một học sinh hoặc sinh viên trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một học kỳ, một năm học, hoặc toàn bộ chương trình học.
Hiện nay, pháp luật Việt Nam không quy định cụ thể về khái niệm "GPA." Tuy nhiên, theo cách hiểu thông thường:
GPA thể hiện mức độ học lực của một cá nhân thông qua việc tính trung bình các điểm số, thường được chuyển đổi sang hệ thống điểm theo thang chuẩn (thường là thang 4.0, hoặc 10.0).
Đây là tiêu chí quan trọng trong việc xếp loại học lực, xét học bổng, chuyển trường, xét tuyển đại học hoặc sau đại học.
Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo!
Điểm GPA là gì? Quy đổi điểm GPA ở đại học theo xếp loại học lực như thế nào? (Hình từ Internet)
Quy đổi điểm GPA ở đại học theo xếp loại học lực như thế nào?
Căn cứ khoản 5, khoản 6 Điều 10 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT thì sinh viên được xếp loại học lực theo điểm trung bình học kỳ, điểm trung bình năm học hoặc điểm trung bình tích lũy, theo đó thực hiện quy đổi điểm GPA ở đại học theo xếp loại học lực như sau:
- Quy đổi điểm theo thang điểm 4:
+ Xuất sắc: GPA từ 3,6 đến 4,0.
+ Giỏi: GPA từ 3,2 đến dưới 3,6.
+ Khá: GPA từ 2,5 đến dưới 3,2.
+ Trung bình: GPA từ 2,0 đến dưới 2,5.
+ Yếu: GPA từ 1,0 đến dưới 2,0.
+ Kém: GPA dưới 1,0.
- Quy đổi theo thang điểm 10:
+ Xuất sắc: GPA từ 9,0 đến 10,0.
+ Giỏi: GPA từ 8,0 đến dưới 9,0.
+ Khá: GPA từ 7,0 đến dưới 8,0.
+ Trung bình: GPA từ 5,0 đến dưới 7,0.
+ Yếu: GPA từ 4,0 đến dưới 5,0.
+ Kém: GPA dưới 4,0.
Bên cạnh đó sinh viên được xếp trình độ năm học căn cứ số tín chỉ tích lũy được từ đầu khóa học (gọi tắt là N) và số tín chỉ trung bình một năm học theo kế hoạch học tập chuẩn (gọi tắt là M), cụ thể như sau:
- Trình độ năm thứ nhất: N < M;
- Trình độ năm thứ hai: M ≤ N < 2M;
- Trình độ năm thứ ba: 2M ≤ N < 3M;
- Trình độ năm thứ tư: 3M ≤ N < 4M;
- Trình độ năm thứ năm: 4M ≤ N < 5M.
Điểm GPA bao nhiêu thì sinh viên bị cho thôi học?
Theo Điều 11 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Xử lý kết quả học tập theo tín chỉ
1. Cuối mỗi học kỳ chính, sinh viên được cảnh báo học tập dựa trên một số điều kiện như sau:
a) Tổng số tín chỉ không đạt trong học kỳ vượt quá 50% khối lượng đã đăng kí học trong học kỳ, hoặc tổng số tín chỉ nợ đọng từ đầu khóa học vượt quá 24;
b) Điểm trung bình học kỳ đạt dưới 0,8 đối với học kỳ đầu của khóa học, dưới 1,0 đối với các học kỳ tiếp theo;
c) Điểm trung bình tích lũy đạt dưới 1,2 đối với sinh viên trình độ năm thứ nhất, dưới 1,4 đối với sinh viên trình độ năm thứ hai, dưới 1,6 đối với sinh viên trình độ năm thứ ba dưới 1,8 đối với sinh viên các năm tiếp theo.
2. Sinh viên bị buộc thôi học trong các trường hợp sau:
a) Số lần cảnh báo học tập hoặc mức cảnh báo học tập vượt quá giới hạn theo quy định của cơ sở đào tạo;
b) Thời gian học tập vượt quá giới hạn theo quy định tại khoản 5 Điều 2 của Quy chế này.
3. Quy chế của cơ sở đào tạo quy định cụ thể:
a) Việc lựa chọn áp dụng một số điều kiện cảnh báo học tập, giới hạn số lần hoặc mức cảnh báo học tập nhưng không vượt quá 2 lần cảnh báo liên tiếp;
b) Quy trình, thủ tục cảnh báo học tập, buộc thôi học; việc thông báo hình thức áp dụng tới sinh viên;
c) Việc bảo lưu kết quả học tập đã tích luỹ trong trường hợp sinh viên bị buộc thôi học.
Theo đó, sinh viên bị buộc thôi học nếu không đáp ứng các yêu cầu tối thiểu về học lực, cụ thể sinh viên bị buộc thôi học khi:
- Số lần cảnh báo học tập vượt quá giới hạn, số lần giới hạn sẽ do từng cơ sở đào tạo quy định.
- Thời gian học tập vượt quá giới hạn theo quy định tại khoản 5 Điều 2 của Quy chế này.
* Trong đó sinh viên sẽ bị cảnh báo học tập nếu thuộc 1 trong các trường hợp có điểm GPA không đạt như sau:
- Học kỳ đầu của khóa học: Điểm trung bình học kỳ (GPA) dưới 0,8.
- Các học kỳ tiếp theo: GPA dưới 1,0.
- Điểm trung bình tích lũy (GPA):
+ Dưới 1,2 đối với sinh viên năm thứ nhất.
+ Dưới 1,4 đối với sinh viên năm thứ hai.
+ Dưới 1,6 đối với sinh viên năm thứ ba.
+ Dưới 1,8 đối với sinh viên các năm tiếp theo.
Ngoài ra nếu sinh viên có tổng số tín chỉ không đạt trong học kỳ vượt quá 50% khối lượng đã đăng kí học trong học kỳ, hoặc tổng số tín chỉ nợ đọng từ đầu khóa học vượt quá 24 cũng sẽ thuộc trường hợp bị cảnh báo học tập.
- 3+ Tả cảnh quê hương em những ngày đầu xuân năm mới? Nội dung văn bản văn học của ngữ liệu môn Tiếng Việt lớp 4 ra sao?
- Top 3+ dàn ý tả mẹ lớp 5? Sách giáo khoa học sinh tiểu học do ai quyết định lựa chọn?
- 20+ câu chúc tết hay cho khách hàng đối tác ý nghĩa?
- 8+ viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật lớp 4? Mục tiêu của chương trình môn Tiếng Việt lớp 4 ra sao?
- 12+ mở bài nghị luận xã hội về tuổi trẻ hay và ngắn gọn? Quyền của học sinh lớp 12 tại trường học ra sao?
- 8+ viết 3-5 câu kể lại việc em và các bạn chăm sóc cây lớp 2? Trách nhiệm của học sinh đối với môi trường như thế nào?
- Top 50+ mẫu lời chúc Tết 2025 dành cho mọi đối tượng? Sau khi nghỉ Tết phải hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp trước ngày bao nhiêu?
- 3+ đoạn văn về tinh thần lạc quan? Học sinh lớp 12 có những nhiệm vụ gì khi tham gia môi trường giáo dục?
- Nội dung họp phụ huynh cuối học kì 1 THCS? Đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh THCS là gì?
- 3+ mẫu bài văn tả cây cối lớp 4? Học sinh lớp 4 có được đánh giá theo phương pháp quan sát?