Địa vị pháp lý của trường cao đẳng như thế nào?
Địa vị pháp lý của trường cao đẳng như thế nào?
Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 15/2021/TT-BLĐTBXH thì địa vị pháp lý của trường cao đẳng như sau:
- Trường cao đẳng có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
- Trường cao đẳng là cơ sở giáo dục nghề nghiệp, có quyền tự chủ và có trách nhiệm giải trình theo quy định của pháp luật.
- Trường cao đẳng hoạt động theo quy định của pháp luật giáo dục nghề nghiệp, pháp luật giáo dục,Thông tư 15/2021/TT-BLĐTBXH và quy định của pháp luật có liên quan.
Địa vị pháp lý của trường cao đẳng như thế nào? (Hình từ Internet)
Có mấy loại hình trường cao đẳng?
Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 15/2021/TT-BLĐTBXH quy định loại hình trường cao đẳng như sau:
Loại hình trường cao đẳng
1. Trường cao đẳng trong Thông tư này được tổ chức theo các loại hình sau đây:
a) Trường cao đẳng công lập;
b) Trường cao đẳng tư thục;
c) Trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài.
2. Cơ quan chủ quản trường cao đẳng công lập bao gồm:
a) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội;
b) Đơn vị trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội;
c) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).
Như vậy, có 03 loại hình trường cao đẳng, cụ thể:
- Trường cao đẳng công lập;
- Trường cao đẳng tư thục;
- Trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài.
Quy chế tổ chức, hoạt động của trường cao đẳng ra sao?
Căn cứ tại Điều 7 Thông tư 15/2021/TT-BLĐTBXH quy định quy chế tổ chức, hoạt động của trường cao đẳng như sau:
- Quy chế tổ chức, hoạt động của trường cao đẳng do hiệu trưởng ban hành theo quyết nghị của hội đồng trường đối với trường cao đẳng công lập hoặc theo quyết nghị của hội đồng quản trị đối với trường cao đẳng tư thục trên cơ sở cụ thể hóa các quy định tại Thông tư 15/2021/TT-BLĐTBXH, phù hợp với đặc thù của nhà trường, không trái với quy định của pháp luật có liên quan.
Trường cao đẳng thuộc lực lượng vũ trang nhân dân áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 15/2021/TT-BLĐTBXH và quy định đối với đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
- Quy chế tổ chức, hoạt động của trường cao đẳng gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
+ Tên trường, tên viết tắt (nếu có);
+ Sứ mạng;
+ Mục tiêu;
+ Nhiệm vụ, quyền hạn của trường;
+ Tổ chức các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ và dịch vụ sản xuất, hợp tác quốc tế;
+ Nhiệm vụ và quyền của nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động;
+ Nhiệm vụ và quyền của người học;
+ Tổ chức và quản lý của trường;
+ Tài chính và tài sản;
+ Quan hệ giữa nhà trường với doanh nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục, gia đình người học và xã hội;
+ Thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và xử lý vi phạm.
- Quy chế tổ chức, hoạt động của trường cao đẳng sau khi ban hành phải được công bố công khai trong toàn trường.
- Hiệu trưởng trường cao đẳng ban hành quy chế tổ chức, hoạt động sửa đổi, bổ sung của trường mình theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 7 Thông tư 15/2021/TT-BLĐTBXH.
Trường cao đẳng có nhiệm vụ gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 15/2021/TT-BLĐTBXH thì trường cao đẳng thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Điều 23 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014, quy định của pháp luật có liên quan và các quy định sau đây:
- Tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo thường xuyên theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Tổ chức biên soạn, xây dựng hoặc lựa chọn, phê duyệt chương trình, giáo trình đào tạo, học liệu đối với từng ngành, nghề đào tạo của trường theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Tổ chức các hoạt động đào tạo; kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp; in phôi, quản lý, cấp phát bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp trung cấp, chứng chỉ sơ cấp, chứng chỉ đào tạo theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Tổ chức đào tạo thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe và đào tạo các ngành, nghề đặc thù theo quy định của Chính phủ;
- Quản lý người học, tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ và các hoạt động giáo dục toàn diện khác cho người học theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Tư vấn nghề nghiệp, hướng nghiệp, việc làm cho người học và tổ chức hoạt động hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng đối với lao động nông thôn, lao động nữ, người khuyết tật và các chính sách khác theo quy định của pháp luật;
- Tuyển dụng, sử dụng, quản lý đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động của trường bảo đảm đủ về số lượng, phù hợp với ngành, nghề, quy mô và trình độ đào tạo theo quy định của pháp luật;
- Cử hoặc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động của trường học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật;
- Phối hợp với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình người học trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp và tư vấn nghề nghiệp, hướng nghiệp; tổ chức cho đội ngũ nhà giáo, người học tham quan, thực tập tại doanh nghiệp và hỗ trợ giải quyết việc làm cho người học theo quy định của pháp luật;
- Phối hợp với trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục thường xuyên để tuyên truyền, hướng nghiệp, phân luồng học sinh vào học các trình độ của giáo dục nghề nghiệp;
- Thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ về giáo dục nghề nghiệp, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ mới phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của bộ, ngành, địa phương;
- Thực hiện dân chủ, công khai theo quy định của pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo, thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ vào thực tiễn giảng dạy, tư vấn nghề nghiệp, hướng nghiệp cho người học. Có cơ chế để người học tham gia đánh giá hoạt động đào tạo; nhà giáo tham gia đánh giá cán bộ quản lý, viên chức và người lao động của nhà trường;
- Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị và tài chính, tài sản của trường theo quy định của pháp luật;
- Cung cấp dữ liệu về tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp của trường để xây dựng cơ sở dữ liệu về giáo dục nghề nghiệp; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
- Mẫu bài văn nghị luận xã hội 600 chữ về sự thiếu kiên nhẫn của tuổi trẻ hiện nay? Yêu cầu cần đạt khi tìm hiểu phong cách sáng tác của lớp 12?
- Công thức tính mol? Công thức tính mol có được học trong môn Khoa học tự nhiên lớp 8 không?
- Mẫu viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội lớp 5? 05 kiểu văn bản mà học sinh lớp 5 được học là gì?
- Đề đọc hiểu Ngữ văn lớp 10 có đáp án mới nhất? Điều kiện để học sinh lớp 10 được lên lớp là gì?
- Cách mở bài hay nhất cho tất cả các tác phẩm văn học lớp 12? Môn Ngữ văn lớp 12 có những nội dung gì?
- Cách viết kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 trong bản kiểm điểm cuối năm 2024?
- Top 05 mẫu bài nghị luận xã hội 600 chữ về những vấn đề tiêu cực trong giới trẻ hiện nay? Có mấy kiểu văn bản trong môn Ngữ văn lớp 12?
- Mẫu báo cáo nghiên cứu đặc điểm hình thức thơ Đường luật qua một số bài thơ đã học?
- Toàn văn Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Quy chế tuyển sinh đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT?
- Mẫu viết bài văn tả cảnh gói bánh chưng ngày Tết môn Ngữ văn lớp 6? Học sinh lớp 6 được hưởng những quyền lợi gì khi đi học?